Chế độ sinh hoạt phù hợp để đẩy lùi bệnh Gout

0
3034

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Đông Y để điều trị căn nguyên của bệnh. Thì bệnh nhân gout cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Đảm bảo hiệu quả điều trị, phòng chống tái phát sau này. Mặt khác khi có một chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ và khoa học thì đó cũng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Vì bệnh Gout phác nguồn từ miệng mà ra.

Chế độ sinh hoạt phù hợp để đẩy lùi bệnh Gout

1. Ăn uống như thế nào là phù hợp

a. Thức ăn

Người bệnh gout nên ăn nhưng thực phẩm giàu chất xơ. Như dưa leo, rau cần, cải xanh, khoai tây, bí đỏ, lê, táo, nho, củ sắn, cà chua… sẽ giúp làm chậm đi quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng, từ đó làm giảm sự hình thành acid uric.

Trung  bình mỗi ngày người bệnh gout cần dung nạp cho cơ thể khoảng 500 -600g rau tươi, và 100g-200g trái cây mỗi ngày.

Người bệnh gout nên chọn những thức ăn có chứa lượng purin thấp. Mỗi ngày, chỉ cần hấp thu 50-70g protein, các chất protein này có thể được lấy trong sữa bò, trứng gà vịt ( đặc biệt là lòng trắng trứng ); trong các loại ngũ cốc ( chủ yếu là lượng thực tinh của ngũ cốc ). Tuy nhiên, bệnh nhân gout cần hạn chế lượng protein hấp thu vào cơ thể, để bảo toàn công năng của thận  – tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.

Ngoài ra, trứng gà, trứng vịt, sữa bò không những có thể cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng loại aminoaxit cần thiết cho cơ thể, mà còn chứa rất ít lượng purin. Đây chính là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân Gout.

b. Nước uống

Mỗi ngày  bệnh nhân gout cần bổ sung tối thiểu từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước rất quan trọng cho cơ thể nhằm mục đích phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận hoặc truyền dịch nhằm đảo bảo được lượng nước tiểu trong ngày thải ra luôn đạt ở mức 2000ml/24h.

Ngoài ra, uống nước khoáng không gia nhiều có tác dụng tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận làm giảm nguy cơ gây sỏi thận vì độ kiềm cao của nước.

Các loại sữa như sữa bò, sữa đặc, kem cốc … là những thực phẩm chỉ chứa một lượng purin rất thấp mà bệnh nhân gout có thể yên tâm ăn trong ngày khoảng 100g.

2. Những thức ăn, nước uống người bệnh gout nên nói không

a. Thức ăn

Đối với người bệnh gout cần phải kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như:

➣ Hải sản, các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê

➣ Phủ tạng động vật như gan, tim,dạ dày, thận, phổi, não, tì của các loại gia súc gia cầm. Thịt muối, nước nấu thịt đậm đặc, các loại nhân thịt trong bánh, nước nấu trong các nồi lẩu.

➣ Kiêng các loại thủ sản như cá sác đin, cá đuôi phượng, mẫu lệ, cá mè, cá chim, cá mập, cá thanh ngư, các loại cá con khô. Các loại động vật nhuyễn thể, các loại có vỏ cứng, ngao sò.

➣ Hạn chế những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như đạm động vật như thịt lợn, gà, vịt, cá , lương,cua, ốc ếch…

➣ Hạn chế các loại đậu  như đậu hà lan, đậu nành, đậu tắng, đậu xanh, đậu phụ…

➣ Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, nấm, giá vì sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

b. Nước uống

➣ Nói không với việc sử dụng các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia vì cồn làm giảm bài tiết acid uric qua thận.

➣ Hạn chế các đồ uống có tình lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cafphe,rau má, mía lau, rễ tranh… Tất cả đều có tác dụng làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu. Nước ngọt nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Một trong những nguy cơ tác động lớn đến bệnh gout.

➣ Hạn chế các đồ uống có vị chua mạnh như nước cam, chanh, nước trái cây qá chia làm tăng kết tinh muối urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

3. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout

➣ Khi các cơn đau tái phát:

Không nên làm gì mà phải tuyệt đối để khớp nghỉ nhơi. Vì đi lại hoặc làm việc sẽ làm phòng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat và khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất nằm ghỉ ngơi hoặc bất động bằng cách nẹp bột sẽ giúp làm giảm đau tốt hơn.

➣ Trong quá trình điều trị cần phải có chế độ làm việc và sinh hoạt thích hợp để hạn chế các cơn đau gout cấp tính. Nếu như làm việc quá sức hoặc stress quá nhiều sẽ làm các khớp mau hư hơn.

  • Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
  • Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, dầm mưa lạnh.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Giảm cân, tránh béo phì.

Ngâm chân nước nóng hàng tối. Có thể làm thường xuyên nhưng không nên dùng nước quá nóng. Không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Ngoài ra cần tập luyện những bài tập yoga dành cho người bệnh gout. Để giữ gìn sức khỏe và tinh thần luôn thư thái ( bài tập yoga tham khảo trang…).

Chúc các bạn thành công

0 BÌNH LUẬN