Cây Trinh Nữ Hoàng Cung và #5 Tác dụng hay, chị em cần phải biết

0
3085

Trinh nữ hoàng cung là loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng hay như chữa chứng u xơ tuyến tiền liệt, viêm họng hạt, u nội tạng, u da, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung, đặc biệt khả năng chữa chứng bệnh nang buồng trứng, u xơ tử cung ở phụ nữ. Trong bài viết này, Cây thuốc dân gian sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về đặc điểm nhận dạng cũng như cụ thể các công dụng của loại cây này.

Trinh nữ hoàng cung là cây gì

Còn được gọi với các tên khác như Hoàng cung trinh nữ, tỏi Thái Lan, Tây nam văn châu lan, Thập bát học sĩ (Trung Quốc). Với tên khoa học là Crinum latifolium L., thuộc họ nhà Thủy tiên Amaryllidaceae.

Sở dĩ có tên trinh nữ hoàng cung là bởi cây này được dụng để chữa bệnh cho những phụ nữ đang còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung vua tuy nhiên không được vua chú ý đến nên mắc một vài bệnh riêng của những phụ nữ khác sống trong cùng hoàn cảnh.

Đặc điểm nhận dạng trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung thuộc nhóm cây cỏ có thân hành giống củ hành tây to, với đường kính từ 10-15cm, các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả dài từ 10-15cm, có nhiều lá mỏng dài từ 80-100cm, rộng từ 3-8cm, có lượn sóng hai bên mép lá. Mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới thì có một sống lá nổi rất rõ, gân lá song song, đầu bẹ lá phần sát đất có màu đỏ tím.

Hoa mọc thành tán trên một cán hoa dài từ 30-60cm, mỗi tán có từ 6-18 hoa. Cánh hoa có màu trắng và vài điểm màu tím đỏ. Trên thân hành mọc thêm nhiều củ nhỏ non, có thể tách ra để trồng cây mới.

Phân bố, thu hái và chế biến trinh nữ hoàng cung

Trước kia người ta cứ tưởng trinh nữ hoàng cung chỉ mọc ở Thái Lan và Campuchia. Thực tế ở nước ta chúng cũng mọc từ rất lâu rồi và cả ở ba miền Bắc, Trung và Nam.

Tại Việt Nam, người ta dùng lá trinh nữ hoàng cung tươi làm thuốc, hay cũng có thể thái nhỏ phơi khô hoặc sao vàng để bảo quản dùng dần. Ở một số nước khác, người ta lại chỉ dùng thân hành hoặc cán hoa, cũng thái nhỏ phơi khô.

Thành phần hóa học của trinh nữ hoàng cung

Vào năm 1984 Ghosal (người Ấn Độ), người ta đã tiến hành phân lập và tìm ra trong cán hoa trinh nữ hoàng cung một loại glucoancaloit có tên là latisolin. Khi thủy phân bằng enzym cho ra một aglycon là latisodin.

Ghosal cùng Shibnath còn tiến hành phân lập thân hành (thời điểm ra hoa) thu được lycorin, ambelin, pratorimin và hai ancaloit pyrolophenanthrindon mới là pratosin và pratorimin.

Tới năm 1986, Ghosal lại tách được từ trinh nữ hoàng cung một vài dẫn chất ancaloit có khả năng chống lại ung thư crinafolidin và crinafolin. Sang năm 1989, từ dịch ép cán hoa trinh nữ hoàng cung chiết được hai ancaloit mới là 2-epipancrassidin và 2-epilycorin có nhân pyrrolophennanthridin.

Tại Nhật Bản, một số nhà khoa học cũng tìm ra một vài ancaloit khác trong trinh nữ hoàng cung (Kobayashi Shigenru., Tomoda. Masashi, vol. 102. 3236s và 128865c, 21140k).

Công dụng và liều dùng trinh nữ hoàng cung

Từ xưa, người dân đã biết dùng cây trinh nữ hoàng cung để chữa u xơ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam, u xơ và ung thư tử cung ở nữ. Cách làm như sau: Lấy 3 lá hoàng cung trinh nữ tươi cắt khúc 1-2cm, sao khô hơi vàng, sắc nước uống trong ngày. Uống 7 ngày nghỉ 7 ngày, rồi lại uống tiếp 7 ngày, cứ tiếp tục cho đến khi dùng đủ 63 lá.

Một số người còn kết hợp uống nước sắc trinh nữ hoàng cung với một đơn thuốc bổ thận bao gồm các vị: 8g chế viễn chi, 12g trạch tả, 12g đảng sâm, 12g hoài sơn, 12g quảng bì, 12g ngưu tất, 12g hắc đỗ trọng, 8g trích thảo, 8g sơn thù nhục, 8g trích hoàng kỳ, 12g phục linh, 16g hắc táo nhân, 12g nhục thung dung, 8g mẫu đơn, 12g câu kỷ tử, 12g thục địa, 8g bạc truật và 12g liên nhục.

Khi phối hợp hai đơn thuốc này ta cần 10 thang thuốc bổ thận, chia ra làm 3 lần uống, lần đầu 4 thang, lần thứ hai 3 thang và lần thứ ba 3 thang. Mỗi lần uống như vậy kết hợp luôn với một đợt uống trinh nữ hoàng cung.

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung

Cùng tham khảo công dụng của cây trinh nữ hoàng cung thông qua một số bài thuốc bên dưới đây:

1. Chữa u tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, viêm loét dạ dày: Có thể sử dụng lá hoàng cung trinh nữ tươi hoặc khô theo cách dưới đây:

  • Nếu dùng lá tươi:Lấy 3 lá dài cỡ 5 tấc, rửa sạch, thái khúc nhỏ, sắc cùng 2 chén nước cho tới khi còn phần tư. Chia thành 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu dùng lá khô:Lấy 200g lá khô sắc cùng 2 chén nước tới khi còn phần tư, chia ra uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Cả hai các làm trên đều uống mỗi đợt từ 20-25 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống đợt tiếp theo. Hoặc cũng có thể uống liên tiếp rồi nghỉ, với nữ 49 ngày, với nam 64 ngày.

2. Chữa viêm họng hạt: Lấy 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g cây dằng xay. Hai vị rửa sạch, co thêm vài hạt muối nhai và ngậm mỗi ngày.

3. Trị các loại khối u như u nội tạng, u da, ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung: Lấy 20g lá hoàng cung trinh nữ, 10g xuyên điền thất, 50g lá đu đủ khô và 20g nga truật. Tất cả sắc cùng 3 chén nước đến khi còn 1 chén, chia ra uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn.

4. Chữa u xơ tuyến tiền liệt: Cũng có hai cách là dùng lá hoàng cung trinh nữ tươi hoặc khô như sau:

  • Với lá tươi:Cần 3 lá dài cỡ 5 tấc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Cho 2 chén nước vào sắc đến khi còn nửa chén, chia ra uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Với lá khô:Lấy 200g lá khô trần qua nước sôi, vớt để ráo nước. Sắc cùng 2 bát nước tới khi còn nửa bát. Chia ra uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Lưu ý:

Đơn thuốc này có thể gây tác dụng phụ là yếu sinh lý, vì vậy để phòng ngừa trường hợp này cần bổ sung thêm đinh lăng vào đơn thuốc. Có thể dùng lá đinh lăng khô 200g hoặc lá tươi 50g. Khi sắc cần đổ nước ngập dược liệu để mang lại hiệu quả cao nhất.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày

Các bệnh nhân ung thư dạ dày đang trải qua hóa trị và xạ trị thì có thể kết hợp dùng lá cây trinh nữ hoàng cung để gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Lý do là bởi khi chiết bằng nước nóng, hoàng cung trinh nữ có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bảo ung thư, kích thích tế bào lympho-T hoạt động và phát triển. Phương pháp này đã được Viện hàn lâm Bungari và Áo nghiên cứu và công bố trong tạp chí Y học quốc tế.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Bạn đọc cần lưu ý tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng theo hướng dẫn trong bài viết này để có thể sử dụng đúng cách cũng như mang lại hiệu quả cao nhất.

0 BÌNH LUẬN