Không chỉ quả mâm xôi, mà các bộ phận khác của cây cũng đều đảm nhiệm chức năng hữu ích đối với sức khỏe cơ thể người dùng. Vì thế, bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích bài viết ngay sau đây bật mí nhé!
Nhắc đến cây mâm xôi, chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với nhiều người, nhất là những đứa trẻ sống ở vùng nông thôn. Loại cây cho quả vị ngọt thanh tuyệt vời, giàu giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt phải kể đến công hiệu chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Mâm xôi – thức quà quen thuộc của tuổi thơ
Mẹo trị bệnh từ cây mâm xôi
Là một trong những doanh nhân thành đạt, anh N.N Huy, 36 tuổi tại Bắc Kạn khiến bao người ngưỡng mộ. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đời sống hôn nhân gia đình của anh lại không giống như vẻ bề ngoài ai vẫn thường thể hiện.
Vợ chồng anh lấy nhau đã 3 năm mà chưa có con. Đi khám, anh Huy nhận được kết quả về số lượng, chất lượng tinh trùng kém, giảm khả năng sinh dục. Bằng mối quan hệ, hợp tác đa lĩnh vực trên toàn cầu, anh may mắn biết được từ một vị tiến sĩ tại Anh về tác dụng của cây mâm xôi giúp tăng cường chức năng sinh lý lý tưởng.
Qua đó, anh đã tiến hành bài thuốc với các nguyên liệu gồm: quả mâm xôi, nữ trinh tử, tây dương sâm, câu kỳ tử, tang thầm, đường phèn mỗi loại 150g. Tất cả đem ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc thật kín, để nơi thoáng mát.
Anh Huy hồ hởi cho biết: “Sau 3 tuần, tôi mang rượu ra dùng. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 chén nhỏ khoảng 20ml. Kiên trì sử dụng một thời gian dài, tôi đi khám được bác sĩ đánh giá về tình hình có sự cải thiện đáng kể. Đến nay, tôi đã có được một em bé 2 tháng tuổi vô cùng đáng yêu”.
Từ cây mâm xôi, dân gian đã hình thành nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả
Cây mâm xôi là cây gì
Cây mâm xôi có tên khoa học Rubus Alceaefolius Poir. (r.molúccanus L), thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Tại Việt Nam cây được gọi với nhiều tên khác nhau tùy từng vùng miền như đùm đũm, cây dâu rừng, phúc bồn tử…
Đặc điểm, hình ảnh cây mâm xôi
Cây mâm xôi thuộc loại cây nhỡ thân leo, cành nhiều lông, gai. Lá đơn, có lông, phiến lá được chia thành 5 thùy hình chân vịt. Cụm hoa chùm 5 cánh trắng, nhiều nhị đực cùng những lá noãn đỏ.
Đến khi quả chín tập hợp thành quả kép trông giống như đĩa xôi màu đỏ. Quả mâm xôi chín màu đỏ tươi, đẹp, vị chua ngọt, thơm ngon.
Phân bố, thu hái, chế biến mâm xôi
Tại khắp các vùng đồi núi, rừng khu vực phía Bắc nước ta. Cây mâm xôi mọc ở đâu dễ thấy ở ven đường, phổ biến nhất phải kể đến các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La. Hầu hết các bộ phân của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học cây mâm xôi
Cây mâm xôi có lẽ là loại cây giàu dinh dưỡng nhất trong tự nhiên với đa phần acid citric, acid ellagic, malic, salycilic, tanin, pectin, fructoz… cùng các acid hữu cơ khác. Bên cạnh đó, bao gồm hàng loạt dưỡng chất flavonoid, vitamin C, K, E, chất xơ, acid folic, omega-3, và các khoáng chất (Mn, Cu, Mg, Zn…).
Cây mâm xôi có tác dụng gì
Lá cây mâm xôi vị se, tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viên. Quả chín vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng bổ can thận, giữ tính khí, làm cường dương.
Công dụng của cây mâm xôi
Nhờ những thành phần dưỡng chất quan trọng hội tụ, cây mâm xôi khiến nhiều người không khỏi bất ngờ về công dụng tuyệt vời.
1. Giảm cân, ngừa béo phì
Trong quả mâm xôi có chất Raspberry (RK), hợp chất tự nhiên được chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, hormone norepinephrine. Qua đó, làm tăng chuyển hóa lipid, ngừa chứng béo phì, tăng cường hỗ trợ giảm cân.
2. Hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch
Thành phần acid ellagic trong cây mâm xôi có thể loại trừ cholesterol xấu, giúp giảm huyết áp. hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, acid salicylic phòng chống chứng xơ vữa động mạch, cũng như bệnh lý về tim hiệu quả.
3. Cải thiện khả năng sinh sản
Hàm lượng vitamin C và magie chính là chất góp phần cải thiện chức năng sinh sản cả ở hai giới.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nhờ có xeton, cơ thể người dùng mâm xôi sẽ tăng cường sản xuất ra chất adinopectin, tác dụng kiểm soát đường huyết. Đây là lựa chọn tối ưu cho người bị tiểu đường tuýp 2.
5. Chữa tổn thương gan
Các tổn thương mà tế bào và gan gặp phải sẽ được khắc phục nếu biết cách dùng cây mâm xôi. Đặc tính hoạt chất mạnh mẽ, không chỉ ngăn chặn thành công sự hình thành mảng bám trên thành gan, mà còn tiêu hủy chất béo trong gan.
6. Chống lão hóa, ngừa ung thư
Tác dụng của cây mâm xôi giảm tác động đến các gốc tự do gây hại đối với cơ thể, chống lão hóa, duy trì vẻ đẹp thanh xuân. Đặc biệt, vitamin C, anthocyanin chặt đứt con đường sản sinh của tế bào ung thư, flavonoid chống viêm, kháng khuẩn hữu hiệu.
7. Tốt cho thị lực
Sự kết hợp hoàn hảo giữa vitamin A, C, Phenol, Acid ellagic nâng cao hiệu quả bảo vệ màng mắt, sản xuất thủy dịch, tránh trường hợp bị khô, giữ thị lực luôn khỏe mạnh .
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng chất xơ của quả mâm xôi dường như cao hơn gấp rất nhiều lần những loại thực phẩm khác. Trong 220g mâm xôi đã chứa đến gần 8g chất xơ. Mà, cơ thể chúng ta nên bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường miễn dịch.
9. Tốt cho não bộ
Sử dụng thường xuyên mâm xôi với những hoạt chất quan trọng sẽ giúp cải thiện trí nhớ, nâng cao phản xạ, thôi thúc sự sáng tạo ở mỗi người.
10. Tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường tình dục
Các trường hợp thận hư, liệt dương, tinh yếu muốn cải thiện đời sống chăn gối không thể bỏ qua “thần dược” mâm xôi.
Ngoài ra, cây mâm xôi còn kiện tỳ vị, kích thích ăn ngon, chống đái tháo đường…
Cây mâm xôi trị bệnh gì
Đến đây, hẳn bạn đang rất tò mò về những bài thuốc ứng dụng từ cây mâm xôi đúng không nào? Hãy cùng tham khảo ngay hướng dẫn trị bệnh bằng mâm xôi cụ thể thôi nào!
1. Chữa các chứng liệt dương, di tinh, thận hư
Bài thuốc 1: Chuẩn bị phúc bồn tử, ích trí nhân mỗi thứ 12g; hải sâm 200g, nhục quế 6g, thịt dê 150g. Ngâm mềm hải sâm, thịt dê rửa sạch rồi thái miếng nguyên liệu. Cho phúc bồn tử, ích trí vào sắc lấy nước, bỏ bã.
Tiếp tục cho nhục quế, thịt dê, hải sâm vào đun nhỏ lửa đến khi chín. Nêm nếm gia vị và ăn lúc còn nóng.
Bài thuốc 2: Mâm xôi, ba kích, thỏ ty tử mỗi vị 15g, cho vào ngâm cùng 250ml rượu gạo. Sau khoảng 7 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 20 – 30ml.
Bài thuốc 3: Mâm xôi, kỷ tử, thỏ ty tử, xa tiền tử, ngũ vị tử lấy lượng bằng nhau. Sấy khô rồi tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g cùng nước ấm.
Bài thuốc 4: Phúc bồn tử, sơn thù du, sa uyển từ, long cốt, khiếm thực, liên tu, mỗi thứ 12g. Sắc cùng nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 5: Phúc bồn tử 10-15g, thỏ ty tử 30 – 45g, câu kỷ tử 20 – 30g, chim sẻ 5 con, gạo tẻ 100g, hành, gừng, gia vị vừa đủ. Tất cả nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn, chia ăn hết nhiều lần trong ngày.
Cây mâm xôi có tác dụng gì qua bài thuốc này không chỉ bổ tinh huyết, tráng dương, ích can thận, mà còn tốt cho phụ nữ ra nhiều khí hư, hiếm muộn con cái.
Các bài thuốc từ phúc bồn tử nhiều người áp dụng
2. Cải thiện tình trạng suy giảm khả năng sinh dục
Những quý ông luôn cảm thấy tư ti về sức khỏe sinh dụng của bản thân yếu, chất lượng, số lượng tinh trùng kém, hay phụ nữ thường bị khô rát âm đạo cần được lập tức khắc phục. Có như vậy mới đảm bảo đời sống phòng the đầy viên mãn.
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất định bạn nên nắm bắt, đó là áp dụng bài thuốc gồm: phúc bồn tử, nữ tinh tử, cây kỷ tử, tang thầm, tây dương sâm, đường phèn mỗi loại 150g. Ngâm cùng 1.500ml rượu gạo, bọc thật kín để ở nơi thoáng mát. 3 tuần sau mang ra dùng, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 cốc nhỏ chừng 20ml.
3. Trị viêm gan mạn tính, viêm tuyến vú
Lấy 30 – 40g cành lá cây mâm xôi, kết hợp mộc thông, cây ô rô mỗi thứ 15-20g để sắc uống.
4. Trị viêm gan cấp và mạn, viêm loét miệng
Cần có 30g lá cây mâm xôi; kim anh, ba kích mỗi vị 10-15g. Sắc nước uống ngày 1 thang.
5. Dùng làm trà uống, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện
Phần thân cây mâm xôi chặt thành từng đoạn ngắn, phơi khô, quanh năm hàng ngày dùng 10-15g để đun thành nước uống thay nước lọc. Vừa giúp thanh nhiệt, vừa lợi tiểu.
6. Chữa đi tiểu nhiều lần, đặc biệt ở người cao tuổi
Phúc bồn tử, ích trí nhân, tang phiêu tiêu, sơn thù du, mỗi thứ 12g. Sắc thành nước uống ngày 1 thang.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Tác dụng cây mâm xôi được dân gian ghi nhận bằng những tín hiệu tích cực trong quá trình hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh quan trọng. Hơn hết, mâm xôi còn kích thích hoạt động tiêu hóa, giúp ăn ngon cơm, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Để kiểm chứng, bạn hãy dùng 15 – 30g phúc bồn tử, sắc nước uống, thời điểm trước bữa ăn 15 – 20 phút.
Những ai nên dùng cây mâm xôi
Cây mâm xôi đặc tính rất lành, nên phù hợp cho mọi đối tượng người dùng khác nhau. Nhất là những người yếu sinh lý, hiếm muộn, mắc bệnh lý liên quan đến gan, thận hư…
Đối tượng không nên dùng cây mâm xôi
Như chúng ta đã biết, cây mâm xôi được ví như món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, với những giá trị ấn tượng, bảo vệ sức khỏe cực kỳ tốt. Dù vậy, quả mâm xôi lại có thể dị ứng ở một số cơ địa không tương thích, quan trọng nhất ở người bị bệnh tuyến giáp.
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến đặc điểm, công dụng, bài thuốc chữa bệnh của cây mâm xôi. Hy vọng đã phần nào giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức tốt đối với sức khỏe.
Song, tốt hơn hết, bạn nên biết chắc chắn tình trạng cơ thể bản thân đang gặp vấn đề gì. Đồng thời nhận tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để an tâm sử dụng cây mâm xôi. Loại bỏ các tình huống xấu có thể xảy đến.
Chúc các bạn thành công.