Trang chủ Việc Làm

Cách xử lý những sai lầm khi phỏng vấn xin việc

0
3124

Trong quá trình phỏng vấn, nhiều ứng viên đánh mất cơ hội việc làm vì không biết cách xử lý sai lầm mà họ vô tình mắc phải.

Theo Business Insider, ông Peter Harrison – Giám đốc điều hành trang web tìm kiếm việc làm Snagajob – chia sẻ cách xử lý 8 sai lầm mà nhiều ứng viên dễ mắc trong quá trình phỏng vấn.

1. Bạn quan tâm quá nhiều về chế độ lương bổng

Nhiều người quan tâm thái quá về chế độ lương bổng của công ty trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường rất kỵ về vấn đề này. Vì vậy, nếu thực sự yêu thích công việc đã chọn, bạn không nên đặt nhiều câu hỏi về mức lương.

Trong trường hợp đề cập vấn đề này và thấy thái độ không hài lòng của nhà tuyển dụng, bạn nên nói: “Có thể tôi đề cập vấn đề này quá sớm, nhưng thực sự tôi rất thích công việc này. Tôi hy vọng mình có cơ hội trở thành nhân viên chính thức”.

Bằng cách đó, bạn chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt, cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt tình, cũng như khả năng phản ứng nhanh.

2. Không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Đi phỏng vấn mà không có bất cứ thông tin gì về công ty mình ứng tuyển cũng giống như đi cày mà không biết cách dùng cày vậy. Nhà tuyển dụng sẽ có ít nhất một câu để thử ứng viên có hiểu về công ty của họ hay không. Ví dụ: “Công việc chính của công ty là gì?” hay “Giám đốc điều hành hiện nay là ai?”.

Việc bạn không tìm hiểu trước thông tin, sẽ làm nhà tuyển dụng thất vọng và cảm giác bạn không xem trọng buổi phỏng vấn.

Việc bạn không tìm hiểu trước các thông tin sẽ làm nhà tuyển dụng thất vọng.

Tuy nhiên, bạn cũng không phải hoàn toàn hết hy vọng. Lúc này, ứng viên không nên cố giải thích, cũng như tranh luận quá nhiều với người phỏng vấn. Thay vào đó, bạn nên thừa nhận sai lầm và hứa sửa chữa, để ông chủ tương lai thấy đây là nhân viên tiềm năng.

3. Đến quá sớm hoặc quá muộn

Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu ứng viên đến trễ, làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ trong những ngày sau? Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nói lời xin lỗi.

Khi phỏng vấn, tốt nhất là nên đến sớm hơn so với lịch hẹn khoảng 15 phút. Bạn nên ngồi một quán cà phê hay đi dạo, trước khi bước vào quá trình phỏng vấn.

4. Để điện thoại di động ở chế độ chuông

Khi đang trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, tiếng chuông điện thoại di động vang lên, khiến cuộc đối thoại bị gián đoạn. Điều đó cho thấy ứng viên thiếu sự chuẩn bị và cách làm việc không chuyên nghiệp. Đây là một trong những lỗi nghiêm trọng trong quá trình phỏng vấn mà tất cả mọi người nên tránh.

Nếu vô tình rơi vào trường hợp này, ứng viên nên xin lỗi và giải thích ngắn gọn với nhà tuyển dụng, sau đó quay trở lại ngay với cuộc phỏng vấn.

5. Nói xấu về người quản lý hoặc công ty cũ

Đây là điều cấm kỵ khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng, ứng viên cũng sẽ nói xấu công ty họ nếu sau này chuyển việc. Họ sẽ đánh giá ngay về tính cách của bạn và sẽ không muốn tuyển dụng người như thế. Họ cần những nhân viên tích cực, không hay phàn nàn và đòi hỏi.

Tong buổi phỏng vấn, bạn nên nhấn mạnh rằng đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm ở công ty cũ.

Theo Harrision, bạn nên nói: “Công ty cũ không thích hợp với tôi, tuy nhiên, tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh, cũng như nhiều bài học ý nghĩa khác từ đây”.

6. Quá thoải mái

Trong buổi phỏng vấn, ứng viên không nên xắn ống tay áo. Theo ý kiến của ông Harrision, tạo không khí gần gũi, thân mật cũng tốt, nhưng ứng viên nên nhớ mình đang trong môi trường làm việc trang trọng và chuyên nghiệp.

Vị giám đốc này cho rằng, nếu quá thoải mái trò chuyện, ứng viên có thể sẽ nói nhiều, lạc chủ đề, thậm chí nói những câu không phù hợp.

Nếu nhận thấy nhà tuyển dụng không thoải mái, bạn chỉ nên nói những gì liên quan công ty hay vị trí ứng tuyển của mình.

7. Ăn mặc không thích hợp

Phong cách ăn mặc cũng được các nhà tuyển dụng soi xét. Nhiều ứng viên không chú ý vẻ bề ngoài mà luôn nghĩ rằng kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, ăn mặc quá nhếch nhác hay quá cầu kỳ… cũng khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Họ nghĩ rằng bạn không tôn trọng, cũng như không phù hợp nét văn hóa của công ty.

Đây là một trong những sai lầm khó gỡ đối với ứng viên bởi bạn không thể nào chạy về nhà, thay bộ đồ mới, quay lại tham gia phỏng vấn tiếp. Cách ứng xử tốt nhất trong tình huống này là nên xin lỗi và nói rằng: “Tôi hy vọng mình không quá phô trương và tôi thích môi trường làm việc của công ty, nhân viên có thể mặc quần jean thoải mái đến nơi làm việc”.

8. Nói quá nhiều

Nhiều ứng viên mắc lỗi này. Họ nói quá nhiều, không tập trung chủ đề then chốt, khiến nhà tuyển dụng có cảm giác ứng viên không hiểu những gì họ hỏi. Tất nhiên, không ai muốn nhận một nhân viên như vậy.

Nếu đang trả lời phỏng vấn mà nhận thấy thái độ khó hiểu, không hài lòng của nhà tuyển dụng, bạn nên dừng chủ đề, đợi những câu hỏi tiếp theo để thể hiện bản thân.

0 BÌNH LUẬN