Bật mí về Hoắc Hương và #18 tác dụng chữa bệnh

0
3036

Hoắc hương một loại cây khá lạ lẫm với người dân mặc dù chúng được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Với thành phần chứa nhiều tinh dầu , chúng là thành phần tinh chế ra tinh dầu thơm được sử dụng trong gia đình. Không chỉ có vậy chúng còn có nhiều các tác dụng chữa bệnh như: chữa ho, đau đầu, cảm nắng… Vậy Hoắc Hương là gì, tác dụng của chúng như thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nó nhé.

Hoắc hương là gì

Tên gọi đầy đủ là Quảng Hoắc Hương hoặc Thổ Hoắc HươngTên Hán Việt là Tô Hợp Hương, Hợp Hương, Hoắc Khử Bệnh, Tiên Hoắc Hương, Gia Toán Hương, Ngư Hương,…Tên khoa học là Pogos Cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Môi (Lamiaceae).

Hoắc hương là cây thuốc nam, thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, hình dáng giống cây bụi, cao trung bình từ 30 – 50cm. Thân cây thẳng có hình trụ vuông, màu nâu tím, có lông, phân thành nhiều cành, cành già có màu xám, cành non màu xanh. Lá cây mọc đối, khi vò lá có mùi thơm rất mạnh mẽ và có vị hơi cay. Lá có hình elip hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa, hai mặt lá đều có lông, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hoặc ngọn cành, có màu hồng tím nhạt.Quả bế, hạt cứng.

Phân bố và thu hái hoắc hương

Hoắc hương là cây phát triển thuận lợi trong môi trường khí hậu nhiệt đới, đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ, đc trồng nhiều ở các nước châu Á, Nam Mỹ và Tây Phi.Ở Trung Quốc chủ yếu được sản xuất ở Quảng Đông và Hải Nam. Ở Việt Nam, hoắc hương được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc, như các tỉnh Hưng Yên, Kim Sơn – Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam,…

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ cây trừ gốc rễ. Thu hái vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 6, khi cây có cành lá xum xuê thì cắt bỏ cả cây phơi trong râm cho khô hoặc sấy nhẹ cho khô.

Thành phần hóa học cây hoắc hương

Hoắc hương là cây có chứa tinh dầu, và chiếm 1,2%, gồm 2 thành phần chính: 40% là alcohol patchoulic, 50% patchoulen, còn lại 10% là các thành phần khác như: cadinen, eugenol, bezaldehuyd, sesquiterpen, aldehyde, cinnamic, epiguaipyridin.

Trong đông y, hoắc hương có tính hơi ôn, vị cay. Là thảo dược có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, dùng để chữa các bệnh cảm cúm, cơ thể đau nhức, tốt cho hệ tiêu hóa.Lá còn có tác dụng hạ nhiệt, có khả năng chống thối và khử mùi hiệu quả nên được dùng chữa bệnh hôi miệng.

Tác dụng chữa bệnh của cây hoắc hương

1. Ăn uống không tiêu, hay sôi bụng

Tán bột hỗn hợp gồm 12g hoắc hương, 12g thạch xương bồ, 6g vỏ bưởi đào đốt cháy, trộn đều tất cả. Mỗi lần uống 2g trước khi ăn 15-20 phút với nước ấm, dùng ngày 2 lần.

2. Chữa cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi

Dùng 6-12g hoắc hương, sắc uống hoặc có thể cho thêm kinh giới, tía tô, ngải cứu và hương nhu sắc cùng.

3. Chữa ho

Lấy 8g hoắc hương, 8g lá chanh, 10g chua me đất, 8g cam thảo, gừng tươi 3 lát, sắc với 500ml nước cho đến khi còn 100ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

4. Chữa viêm mũi mạn tính

Tán bột 160g hoắc hương rồi trộn với mật lợn vê thành viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liệu trình 2-4 tuần.

5. Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu:

Tán bột gồm 12g hoắc hương, 10g tô diệp, 8g thương truật, 5g trần bì, 8g phục linh, 3g cam thảo, 3g hậu phác, 4 quả đại táo. Tất cả trộn đều chia thành gói 8-10g.

Đối với người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 2-5 lần. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì không được dùng, trẻ em từ 2-3 tuổi thì mỗi lần dùng 1/4 gói, từ 4-7 tuổi thì 1/3 gói và trẻ từ 8-10 tuổi là 1/2 gói.

6. Trị chàm tay chân

Tán bột hoắc hương, đại hoàng, hoàng tinh, tao phàn, trộ đều mang ngâm giấm trong 1 tuần, bỏ bã. Ngâm tay chân bị chàm vào nước thuốc 30 phút 1 lần trong ngày.

7. Chữa đau bụng do tỳ vị khí trệ

Sắc nước uống gồm 10g hoắc hương, 10g mộc hương, 10g hậu phác, 5g sa nhân,3g trần bì.

8. Trị chứng viêm đường ruột cấp biểu hàn nội thấp (bụng đầy, tiêu chảy phân lỏng, nôn hoặc buồn nôn)

Bài thuốc 1:

10g hoắc hương, 10g đại phúc bì, 10g phục linh, 10g khương bán hạ, 6g bạch chỉ, 6g tô tử, 6g hậu phác, 6g cát cánh, 6g sinh khương, 5g trần bì, 3g cam thảo, 10g đại táo, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 2:

sắc lấy nước uống gồm 10g hoắc hương và 10g bội lan.

9. Viêm đường ruột cấp thể hàn thấp

Dùng 10g lá hoắc hương, 10g đảng sâm, 10 thương truật, 10g xích phục linh, 10g hậu phác, 5g bán hạ, 5g trần bì, 3g cam thảo, 3 lát gừng tươi. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

10. Chữa bệnh thương thử vào mùa hè, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, không muốn ăn

Lấy 12g hoắc hương với 12g bội lan sắc lấy nước uống.

11. Trị hà thấp trở trệ bên trong, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa

Sắc lấy nước uống từ 12g hoắc hương, 12g bán hạ, 12g trần bì, 2g đinh hương. Mỗi ngày 1 thang.

12. Bị cảm nắng, thổ tả

Tán bột gồm 8g hoắc hương, 80g hoạt thạch sao, 2g đinh hương. Mỗi lần uống 8g, cùng với nước vo gạo.

13. Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè

Sắc lấy nước uống từ 12g hoắc hương, 12g đại phúc, 12g phục linh, 12g khương bán hạ, 8g bạch chỉ, 8g đậu phác, 8g cát cánh, 8g tử tô, 8g sinh khương, 4g cam thảo, 12g đại táo.

14. Chữa bệnh hôi miệng

Hoắc hương sắc lấy nước súc miệng hằng ngày.

15. Tiêu chảy cấp

Tán bột vê thành viên gồm 12g hoắc hương, 10g vỏ ối, 8g sa nhân, 8g vỏ rụt, 8g vỏ quýt, 8g hương phụ, 8g hạt vải. Mỗi ngày uống 10g hoặc có thể sắc hỗn hợp trên lấy nước uống,

16. Chữa phát ban

Tán bột gồm 50g hoắc hương, 50g hậu phát, 50g vỏ quýt, 50g bồ bồ nướng. Mỗi lần uống nửa thìa café với nước đun sôi để nguội.

17. Trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét

Lấy 1 lượng bằng nhau, hoắc hương và tế trà, đốt thành tro trộn với dầu rồi đắp lên vết đau.

18. Phụ nữ có thai bị nôn ọe, ăn uống kém

Tán bột gồm 8g hoắc hương, 8g cam thảo, 40g hương phụ chế. Mỗi lần uống 10-15g, thêm chút muối uống với nước đun sôi.

Ngoài những tác dụng chữa bệnh tyệt vời trên, mùi hoắc hương được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế tạo nước hoa, làm hương liệu trong mỹ phẩm. Mùi hoắc hương có khả năng giảm stress, mang đến cảm giác thoải mái, và cân bằng cảm xúc rất tốt. Tinh dầu chứa trong cây hoắc hương được chế ra với tác dụng khử mùi rất tốt, thư giãn, được dùng để khử trùng, giảm viêm và có khả năng đuổi côn trùng. Tinh dầu oải hương trở thành sản phẩm khá được ưa chuộng ở nước ta. Có thể dùng để massage hoặc tắm để thư giãn.

Nước sắc hoắc hương có khả năng ức chế các loại nấm gây bệnh như tụ khuẩ, ecoli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh,…

Lưu ý khi sử dụng hoắc hương

Người âm hư, không có thấp và vị, có uất nhiệt không dùng hoắc hương.

Do hoắc hương có vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, người thể âm hư không bị thấp và người vị hư gây nên nôn kỵ dùng.

Đối với tinh dầu hoắc hương: tránh bôi trực tiếp tinh dầu lên da, ngưng dùng nếu có những dị ứng xảy ra, không ăn uống hay để tinh dầu rớt vào mắt. Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tuổi không dùng.

Có một vị thuốc cũng có tính vị và công dụng giống hoắc hương là tử tô.Tuy nhiên, tử tô có màu tía, thường đi vào phần huyết. Hoắc hương có hương thơm hơn, tác dụng lý khí hay hơn nhưng sức hành huyết không bằng tử tô.

Các bài thuốc trên trước khi áp dụng cần được bắt mạch chẩn đoán và tu vấn cảu bác sĩ, người bệnh không tự sử dụng khi chưa biết rõ bệnh và nguyên nhân. Cơ địa mỗi người là khác nhau nên tác dụng của cây cũng có hiệu quả khác nhau với mỗi người. Vì cây có tác dụng hỗ trợ bạn điều trị bệnh nên không hoàn toàn dùng hoắc hương thay cho các điều trị y tế cần thiết.

0 BÌNH LUẬN