9 người không nên ăn tỏi đen cần chú ý

0
3149

Tuy tỏi đen có nhiều công dụng tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại bệnh, nhưng không phải lúc nào nó cũng phù hợp với cơ địa của tất cả mọi người. Sau đây Backhoa.net chia sẻ 9 nhóm người không nên ăn tỏi đen, bạn đọc lưu ý tìm hiểu để biết cách sử dụng tỏi đen hợp lý cũng như không để ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người không nên ăn tỏi đen

1. Người có vấn đề về mắt như chứng bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, đau mắt đỏ,…

Được các thầy thuốc Đông Y khuyến cáo trong tỏi đen có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu, mắc bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

Ngoài ra, những người bị cận thị hoặc các bệnh về mắt khác đang được điều trị bằng thuốc Đông y thì trong thời gian này nên tránh ăn tỏi đen, vì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

2. Người bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa khi ăn tỏi đen

Khi ăn mà thấy xuất hiện các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi, dạ dày khó chịu hay nổi mẩn ngứa ngày… thì rất có thể cơ thể đã bị dị ứng với tỏi đen. Ở trường hợp này bạn nên ngưng việc ăn tỏi đen để tránh trường hợp dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém

Dựa trên cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa đã chỉ rõ: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”

Tuy tỏi đen có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, giải độc nhưng ăn nhiều sẽ làm tiêu tan khí huyết, sinh nóng, sinh đờm, phát nhiệt, đặc biệt ở những người có sức khỏe yếu.

4. Người đang bị tiêu chảy

Nếu đang bị tiêu chảy thì không nên ăn tỏi đen. Bởi vì thành niêm mạc ruột bị viêm cục bộ, mạch má đã bị tự giãn mạch, sưng đỏ, xuất huyết, tăng cường sự thẩm thấu, một số lượng lớn các mô trong cơ thể và các protein, kali, natri, canxi, clo, chất điện giải trong đường ruột sẽ trở thành phân lỏng trôi vào ruột.

Nếu bạn tiếp tục ăn tỏi đen, chất allicin có trong tỏi đen làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn. Đồng thời, có thể gây kích ứng ruột, gây phù nề và thúc đẩy sự rò rỉ, khiến cho bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

5. Người mắc các bệnh về gan

Chúng ta thường dùng tỏi đen để phòng ngừa các bệnh về gan mà hiểu lầm rằng tỏi đen cũng có tác dụng điều tị bệnh về gan. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và gây bất lợi cho những người đã và đang mắc các bệnh như viêm gan, viêm gan virus, nóng gan,…

Nguyên nhân do loại củ này có vị cay, tính nóng, nếu sử dụng lâu ngày sẽ càng nóng hơn và dẫn tới nhiều tổn thương cho gan. Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan”.

Ngoài ra, ăn tỏi đen gây kích thích mạnh lên dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch vị làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, do đó mà gan cũng phải hoạt động căng thẳng hơn. Điều này đặc biệt không tốt cho người bị bệnh gan.

Thêm vào đó các thành phần dễ bay hơi của tỏi có thể gây giảm nồng độ hemoglobin và chất protein trong máu, từ đó có thể gây thiếu máu, không có lợi cho quá trình điều trị bệnh viêm gan.

6. Người bị bệnh thận

Những người đang bị bệnh hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh thận không nên dùng tỏi đen vì khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng với thuốc điều trị thận làm giảm tác dụng của thuốc, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

7. Người bị huyết áp thấp

Do tác dụng của tỏi đen là làm giảm huyết áp, đặc biệt tốt cho người bị bệnh cao huyết áp. Vì vậy, ngược lại với điều đó, việc ăn tỏi đen sẽ không tốt cho người bị huyết áp thấp, thậm chí gây ra một số biến chứng cho sức khỏe.

8. Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nặng

Người bệnh không nên ăn tỏi đen khi đang sử dụng thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS…vì nó không những làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của thuốc mà còn có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

9. Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi

Tỏi đen được biết có rất nhiều công dụng tốt với phụ nữ mang thai, tuy nhiên không nên tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa, để có được lời khuyên đúng đắn về tình trạng sản phụ cũng như thai nhi về việc bổ sung tỏi đen vào cơ thể.

Công dụng của tỏi đen đối với trẻ em là rất lớn, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng dùng được. Bạn chỉ nên cho bé từ 2 tuổi trở lên sử dụng tỏi đen thôi nhé!

Kết luận:

Ăn 1 củ tỏi đen mỗi ngày là cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, nhưng hãy nhớ khi gặp một trong số các tình trạng bên trên thì hãy tạm thời dừng việc sử dụng tỏi đen nhé. backhoa.net hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn đọc. Xin cảm ơn!

0 BÌNH LUẬN