Trang chủ Việc Làm

9 câu không nên nói trong buổi phỏng vấn xin việc

0
3145

Tờ Forbes mới đây tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hàng đầu và chọn ra những câu nói thường khiến nhà tuyển dụng không muốn tuyển ứng viên ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên.

1. “Tôi có kỹ năng XYZ”

Việc bạn nói rằng mình có kỹ năng XYZ sẽ không gây hiệu quả tốt. Sẽ thú vị hơn nếu bạn cung cấp được những bằng chứng mà mình sở hữu được những kỹ năng đó.
Đưa ví dụ về những thành công trong quá khứ theo trình tự “thử thách – hành động – kết quả” là cách dễ dàng để kể cho nhà tuyển dụng nghe về những kinh nghiệm bạn có, theo huấn luyện viên dành cho giám đốc và nhà lãnh đạo Charlotte Weeks, thuộc công ty Weeks Career Services.

2. “Thật hạnh phúc khi có thể kể cho anh/chị nghe về hồ sơ cá nhân của tôi”

Khi nhà tuyển dụng nói: “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”, đó không phải là lời mời kể lại toàn bộ lịch sử quá trình làm việc của bạn. Thay vào đó, câu trả lời của bạn cần phải tập trung vào nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Mặt khác, họ có thể khai thác câu trả lời bằng cách dùng câu hỏi lồng ghép câu hỏi: “Bạn có nghĩ mình là người phù hợp với văn hóa công ty chúng tôi không? Theo bạn, người thành công trong công việc này cần phải hội tụ những yếu tố gì?”, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Laura Powder, thuộc công ty Power Career Coaching, cho hay.

3. “Tôi chưa xem qua website công ty anh/chị”

Nhà tuyển dụng tương lai sẽ quan tâm đến câu hỏi của ứng cử viên như là cách ứng cử viên đó thể hiện sự quan tâm đến công ty và chứng tỏ người đó có định hướng trong công việc.Tuy nhiên, nếu câu hỏi của bạn dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Điều đó sẽ chỉ ra bạn là người thiếu sự chuẩn bị hoặc khả năng định hướng.
Việc xem qua website của công ty, các trang mạng xã hội và những tin tức được đề cập trước đó, sẽ giúp cho buổi phỏng vấn của bạn dễ dàng tránh khỏi những tiêu cực tiềm ẩn, theo chuyên viên tư vấn nghề nghiệp Carol Camerino, thuộc công ty Job Seekers – Lookin.

4. “Tôi phải làm gì để được thăng tiến, và điều đó mất khoảng bao lâu?”

Khi ứng cử viên lập tức hỏi về công việc trong tương lai, đây là cờ đỏ báo hiệu họ không hứng thú với công việc đang mở ra trước mắt. Việc tuyển dụng sẽ tốt hơn cho cả hai phía nếu có sự trùng khớp giữa nhu cầu tuyển dụng, trách nhiệm công việc, văn hóa công ty… đối với khả năng của ứng cử viên, tinh thần làm việc, tác phong làm việc của họ và niềm khao khát có được công việc ấy, theo tiến sĩ Julie Kantor, thuộc công ty JP Kantor Consulting.

5. “Đây là một câu chuyện dài lắm”

Bạn có muốn thấy ánh mắt đờ đẫn của nhà tuyển dụng không? Bắt đầu câu chuyện kéo dài hơn 45 – 60 giây nhưng không ăn khớp với những gì nhà tuyển dụng mong muốn. Và chắc chắn là bạn sẽ nắm trong tay một buổi phỏng vấn tẻ nhạt.
Hầu hết những câu hỏi không đòi hỏi ứng cử viên trả lời dài dòng, nhưng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn có thể thực hành vài cuộc phỏng vấn giả lập để trả lời móc nối những câu chuyện liên quan đến nhu cầu tuyển dụng và giữ cho cuộc đối thoại được tiếp diễn, theo chuyên gia Emily Kapit, thuộc công ty ReFresh Your Step

6. “Tôi là thành viên trong đội và là một người làm việc chăm chỉ”

Đừng đưa ra lời nói sáo rỗng, những hồi đáp máy móc như thế để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn nên dựa vào thế mạnh bản thân để trả lời khớp nối với việc bạn đã hành động như thế nào, đã sử dụng tài năng của mình ra sao để đạt được những thành tích khi còn làm việc cho người sếp cũ.
Hãy nói ngắn gọn, đặc biệt cụ thể và đảm bảo rằng câu trả lời có thể minh họa được việc bạn sử dụng thế mạnh bản thân để biến thành những giá trị sinh lợi cho công ty, theo chuyên gia Kim Monaghan, thuộc công ty KBM Coaching & Consulting

7. “Ồ không, tôi không có bất kỳ câu hỏi gì về vị trí ứng tuyển cũng như về công ty”

Một ứng cử viên không có bất kỳ thắc mắc gì về công việc đảm nhận, về công ty hay những câu hỏi liên quan đến môi trường làm việc, như lời nhắn gửi đến nhà tuyển dụng rằng người ứng cử này không đầu tư thời gian vào việc tìm hiểu giá trị công ty.
Đồng thời thể hiện họ không có sự quyết đoán. Một ứng cử viên không biết đặt câu hỏi sẽ như lời gợi ý cho nhà tuyển dụng kiểm tra tâm lý trong suốt buổi phỏng vấn, theo chuyên gia Jessica Miller Merrel, thuộc công ty Blogging4Jobs.

8. “Khoảng bao lâu nữa tôi mới có thể bắt đầu kỳ nghỉ của mình và thời gian làm việc của tôi ra sao?”

Một người viết nội dung quảng cáo giỏi có thể lấy câu nói trên và biến các đại từ “tôi, chúng ta” thành “bạn”, bởi vì đa số người đọc chỉ quan tâm đến những nội dung trên có bổ ích gì cho họ hay không. Vì thế, khi bạn hỏi những câu như “thời gian bắt đầu kỳ nghỉ của tôi trong bao lâu?” và “giờ làm việc của tôi như thế nào?” sẽ dập tắt đi cơ hội đạt được thành công khi phỏng vấn.
Hãy loại bỏ việc suy nghĩ cho bản thân, xem công ty là nơi cung cấp dịch vụ. Thay vào đó hãy suy nghĩ đến công việc của bạn, theo chuyên gia Tracy Repchuck, thuộc công ty InnerSurf International

9. “Hãy nói cho tôi biết về lương bổng và những chế độ phúc lợi của công ty”

Ứng cử viên đề cập đến vấn đề lương bổng sẽ là người thua cuộc đầu tiên. Đó chính là câu châm ngôn từ xưa. Và thật sự vẫn còn nhiều thời gian phù hợp để hỏi về vấn đề này.
Những thắc mắc về tiền lương và những khoản phúc lợi quá sớm sẽ khiến ứng cử viên đó thất bại. Điều đó không chỉ gửi thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm đến những thứ đạt được từ công ty mà việc đặt câu hỏi đó còn giảm đi giá trị kinh nghiệm làm việc cũng như công ty trước đó bạn đã từng làm việc.
Tự tin đàm phán một cách chuyên nghiệp về vị trí công việc và sự tin tưởng lẫn nhau, đồng thời minh họa về phương pháp tiếp cận “win-win-win” (đều có lợi cho công ty, nhà tuyển dụng và bản thân mình), theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Cheryl Lynch Simpson, thuộc công ty Executive Resume Rescue.

0 BÌNH LUẬN