7 nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc cảm cúm

0
1695

Cảm cúm thường bùng phát theo mùa và mỗi năm ai cũng có thể mắc từ 1-2 lần. Thậm chí, có những gia đình cả nhà đều mắc bệnh cúm. Có những nguyên nhân gây cảm cúm mà không phải ai cũng biết.

1. Lo lắng quá mức

Dường như không ai nghĩ rằng lo lắng lại là lý do dễ mắc cảm cúm. Tâm trạng lo lắng thường xuyên không chỉ gây mất ngủ, trầm cảm mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Lúc này sẽ khiến, cơ thể dễ bị tấn công bởi các bệnh về hô hấp như cảm cúm hơn lúc bình thường.

Để bảo vệ cơ thể tránh khỏi cảm cúm, hãy giữ cho tinh thần thư thái, tránh lo âu. Để giảm lo lắng có thể nói chuyện, chia sẻ với bạn bè về những mối quan tâm của mình, tự trấn an bản thân bằng những suy nghĩ lạc quan.

2. Thiếu vitamin C

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện hoạt động của các enzyme chức năng trong cơ thể, tăng số lượng tế bào lympho và tăng cường sức sống của tế bào bạch cầu trung tính, từ đó tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm cúm. Vì vây, nếu cơ thể thiếu vitamin C rất dễ bị mắc bệnh.

Để bổ sung vitamin C ngoài các loại thuốc viên chứa vitamin, có thể dùng thêm các loại trái cây. Các nhà khoa học cho biết, loại vitamin này có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như chanh, cảm, quýt, bưởi… Vì vậy, để ngăn ngừa cảm cúm hãy thêm các loại quả này vào chế độ ăn hằng ngày nhé.

3. Tiếp xúc thân mật với người khác

Virus, vi khuẩn có thể lây qua đường hô hấp. Ôm, hôn và bắt tay với người bệnh sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm virus cảm cúm. Khoảng cách khuyến cáo an toàn là 1,8m với người ốm để giảm khả năng lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, không phải cách ly hoàn toàn người bệnh với xã hội, chỉ là tránh tiếp xúc thân mật. Ngoài ra nên đeo khẩu trang trong mùa cúm. Loại khẩu trang y tê, được khuyên nên dùng nhưng, phải dùng đúng cách. Chúng ta phải cẩn thận khi tháo khẩu trang. Đảm bảo khẩu trang không chạm vào mũi, miệng hay mắt bạn, tháo ra và rửa tay ngay sau đó. Tháo khẩu trang bằng dây cài phía sau để tránh tiếp xúc với phần trước của khẩu trang, vốn là nơi nhiễm bẩn nhất.

4. Tiếp xúc phòng tập

Tập luyện giúp nâng cao hệ miến dịch. Tuy nhiên, tập luyện quá mức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, mất nước… Vì vậy, khi giao mùa, chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, thể dục 30 phút mỗi ngày.

Phòng tập là nơi tụ họp nhiều người, trong đó có người mang mầm bệnh. Vì thế, đây là nguồn lây truyền mầm bệnh, từ máy chạy bộ đầy mồ hôi tới bàn ghế trong phòng thay đồ sau đó theo chúng ta về nhà. Cho nên, trong mùa cúm, hãy tránh tới phòng tập. Nếu phải luyện tập ở phòng tập, hãy tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi tiếp xúc buổi tập.

5. Hút thuốc

Ai cũng biết hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng không ngờ nó lại là lý do tăng nguy cơ mắc cúm. Hút thuốc làm suy yếu những sợ lông mao trong mũi. Những sợi lông này có nhiệm vụ ngăn cản bụi bẩn và mầm bệnh. Khi hút thuốc, chúng ta khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi virus cúm hơn.

6. Uống rượu

Ngoài ra, hút thuốc gây tổn thương phổi, làm suy yếu miễn dịch ở phổi. Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu phổi tổn thương có nguy cơ bị tấn công bởi virus cúm H1N1 hơn, bệnh nặng hơn so với cảm cúm mùa thông thường. Ngoài ra, những người hút thuốc lá thụ độc cũng dễ bị nhiễm cúm hơn.

Nghiên cứu cho thấy, uống rượu làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống lại các nhiễm trùng trong ít nhất 24h. Vì vậy, khi uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm.

Ngoài ra, nếu uống rượu sẽ khiến cơ thể nhanh mất nước, giảm dịch tiết ra để làm cho bệnh cúm nặng nề hơn.

7. Vệ sinh không đúng cách

Nhiều người chưa biết cách vệ sinh phòng bệnh. Thông thường, họ thường chủ quan trong việc rửa tay.

Các chuyên gia khuyến cáo, phải rửa tay ít nhất 10 lần/ ngày nhất là sau khi đi vệ sinh, hắc hơi, ho.

Việc rửa tay bằng gel thay thế cho xà phòng. Tuy nhiên, đây là sai lầm dễ mắc cảm cúm. Các thành phần trong nước rửa tay dạng gel của bạn bao gồm 60-95% cồn hoặc isopropanol để có thể làm sạch tay tuy nhiên không có tác dụng diệt khuẩn bằng xà phòng. Khi rửa tay, phải rửa ít nhất 20 giây, chà kỹ vùng kẽ tay để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, nên vệ sinh các vật dùng như điện thoại, tay nắm cửa, đồ chơi trẻ em… những thứ quen thuộc dễ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nếu giữ mình tránh xa những vấn đề trên, bạn có thể tránh xa bệnh cảm cúm đáng ghét. Bên cạnh đó, nguyên nhân cảm cúm lâu ngày không hết là do chúng ta chưa hiểu hết về nó. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, hãy tìm hiểu thêm những thông tin về cảm cúm nhé!

0 BÌNH LUẬN