Hạnh nhân được xem là nữ hoàng của các loại hạt, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều biết hết tất cả công dụng và cách chế biến hanh nhân sao cho hiệu quả.
Hạnh nhân là gì
Còn có tên gọi khác là Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân,… Tên khoa học là Semen Pruni Armeniacae, thuộc họ Rosaceae.
Cây hạnh nhân là cây thân gỗ, cao khoảng 4-10m, thân cây có đường kính 30cm, phân cành. Cành non có màu xanh, sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì trở thành màu tím, phát triển sang năm thứ 2 thì chuyển thành màu xám.
Hoa thường nở vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, ra hoa trước khi ra lá. Hoa có màu trắng hoặc hồng, mỗi hoa có 5 cánh. Sau khi cánh hoa rụng thì lá mới bắt đầu mọc. Lá dài, nhọn mũi, mép lá có răng cưa.
Hạt này bắt đầu có giá trị kinh tế trong năm thứ ba sau khi trồng và thực sự đầy đủ 5-6 năm sau . Quả trưởng thành vào mùa thu (tháng 7-8 ) sau khi ra hoa.
Phân bố và thu hái hạnh nhân
Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ như Sa Pa, Hà Tĩnh, Nghệ An, … Trên thế giới, cây mơ cũng được trồng ỏ một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, …
Sơ chế: Hạnh nhân ngâm vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô được gọi Khổ hạnh nhân. Hoặc hạnh nhân sao vàng trên lửa nhỏ gọi là Sao hạnh nhân. Và hạnh nhân sương là dùng giấy thấm bọc ép lấy hết dầu.
Thành phần hóa học của hạnh nhân
Trong 100g hạt hạnh nhân gồm: Cacbohydrat 20g (đường 5g, chất xơ 15g), chất béo 51g, chất đạm 22g, các vitamin như B1 0,24mg, B2 0,8mg, B3 4mg, B5 0,3mg, B6 0,13mg, B9 29 microgam, vitamin E 26,22mg. Chất khoáng như canxi 248mg, sắt 4mg, magie 275mg, photpho 474mg, kali 728mg, kẽm 3mg,… Hạt hạnh nhân có chứa tinh dầu.
Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh của hạnh nhân
1. Điều trị bệnh nóng phổi, thở khò khè, thông tiện: Lấy 30g hạnh nhân (bỏ đầu vỏ nhọn), 12g cam thảo, 120g mật ong tươi cho vào 200ml nước, sắc kỹ cô đặc thành cao. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 10ml.
2. Tiêu đờm, dễ thở, bổ khí huyết: Lấy 20g hạt củ cải sao vàng, 20g hạnh nhân bỏ đầu nhọn, cho thêm 1 bát nươc, sắc kỹ lấy nửa bát uống trong ngày.
3. Chữa khó thở do hen suyễn: Dùng 15g hạnh nhân, 15g ma hoàng, 6g cam thảo, bọc cả 3 vị thuốc vào túi vải và cho vào đun cùng 250g đậu phụ trong 1 giờ. Sau đó bỏ bã, ăn cả đậu và uống nước, ngày 2 lần sáng chiều.
4. Chữa viêm phế quản mãn tính:
Bài thuốc 1
: Hạnh nhân ngọt rang chín , mỗi ngày ăn 10 hạt vào 2 buổi sáng chiều.
Bài thuốc 2
: Dùng hạnh nhân và ngân hạnh, mỗi thứ 100g, hồ đào và lạc nhân mỗi thứ 20g, tất cả đem giã nhỏ và trộn đều. Mỗi lần lấy 20g cho vào hòa cùng nước đun sôi, thêm trứng gà và đường phèn, quậy đều cho chín và ăn trong ngày.
5. Tăng cường khí huyết, dễ thở: Lấy 25g hạnh nhân ngọt, 25g hạnh nhân đắng và 50g đường phèn, đổ thêm 1 bát nước, sắc kỹ lấy nửa bát. Uống 1 lần trong ngày.
6. Chữa bệnh khó thở ở trẻ em: Lấy 10g hạnh nhân bóc vỏ, 30g ý dĩ và đường phèn vừa đủ giã nhỏ. Đun ý dĩ với nước trước cho chín rồi cho thêm hạnh nhân nấu chín, thêm đường phèn vào quậy tan. Mỗi ngày ăn 1 lần.
7. Chữa táo bón, nhuận tràng:
Bài thuốc 1
: Lấy 10g hạnh nhân, 10g đào nhân, 10g đương quy, 12g hỏa ma nhân, 12g sinh địa, 6g chỉ xác, tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2
: 15g hạnh nhân, 15g hỏa ma nhân, 15g đương quy và 15g đào nhân, tất cả đem giã nát, trộn mật ong vê thành viên. Mỗi lần 6g, ăn 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 3
: lấy 10g hạnh nhân, 10g hỏa ma nhân và 10g bá tử nhân, sắc lấy nước uống.
8. Trẻ sơ sinh bị viêm rốn: Lấy hạnh nhân bỏ vỏ, tán bột mịn và đắp vào rốn bé.
9. Chữa ho do phong nhiệt: Lấy 9g mỗi thứ gồm: hạnh nhân, hoa cúc, cát cánh, lá dâu, ngưu bàng tử, đem sắc nước uống.
10. Chữa ho do táo nhiệt: Lấy 6g hạnh nhân cùng đào nhân, mạch đông, bối mẫu, lá dâu, đương quy, đại cáp mỗi loại 9g. Tất cả đem sắc lấy nước uống.
11. Chữa hư lao, ho lâu ngày, đại tiện táo kết: Lấy 30g hạnh nhân sương (đập dập ép bỏ dầu) , đun sôi với 400ml nước, thêm vào 100ml mật ong và 200ml sữa tươi. Chia uống trong ngày khi còn ấm.
12. Bổ phế, giảm ho khan,miệng khô: Lấy 12g hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, gãi dập, 1 quả lê gọt vỏ thái miếng, thêm nước xâm xấp, đun nhỏ lửa để sôi trong 5-10 phút rồi cho thêm đường phèn. Ăn cả lê và uống nước.
13. Trị chứng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi: Lấy 8g hạnh nhân, 6g trần bì sắc lấy nước, cho thêm 30g hạt ý dĩ và 100g gạo lứt vào nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
14. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt: Dùng 12g hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, giã dập và 12g hoa cúc rửa sạch. Tất cả cho vào đun lấy nước uống thay trà.
15. Chữa viêm họng, viêm phế quản: Lấy 4g hạnh nhân, 5g chua me đất, 4g lá chanh, 5g cam thảo dây, 8g lá tre, 8g tô mộc, 2g gừng sống, cho tất cả vào sắc cùng 500ml nước. Sắc kỹ lấy 250ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.
16. Trị ho lâu ngày khản tiếng: Lấy 100g hạnh nhân ngọt, 40g tang bì, 40g bối mẫu, 40g mộc thông, 30g tử uyển, 30g ngũ vị tử, 150g nước gừng tươi, sắc lấy nước, thêm mật ong cô đặc. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
17. Chữa lao phổi, ho có máu lẫn trong đờm, khạc ra máu: Phổi lợn 1 cái làm sạch, củ cải trắng 1 củ rửa sạch, thái miếng, 9g hạnh nhân bỏ vỏ, đầu nhọn. Cho tất cả vào nồi hầm nhừ, ăn phổi và uống nước.
18. Chữa viêm phế quản mạn tính: Hoặc dùng khổ hạnh nhân để cả vỏ và đường phèn 1 lượng bằng nhau, nghiền bột, trộn lẫn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Liệu trình 10 ngày.
19. Chữa ho do thấp khí, không đờm: Lấy 6g hạnh nhân, 8g bạch thược, 6g quế chi, 6g hậu phác, 4g cam thảo, 6g sinh khương, 6g đại táo, đem tất cả sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
20. Trị nám da: Lấy hạnh nhân ngâm trong nước 4 ngày, rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn, trộn thêm sữa tươi hoặc trứng gà để tạo hỗn hợp sệt, rửa mặt sạch và đắp hỗn hợp trên mặt 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm.
21. Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Axit béo không bão hòa và chất oxy hóa có trong hạnh nhân làm giảm LDL Cholessterol xấu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và chứng xơ vữa động mạch.
Lưu ý
- Không nên ăn hạnh nhân liên tục trong nhiều ngày vì hàm lượng calo và chất béo có trong hạt sẽ khiến bạn tăng cân, vì vậy nên ăn điều độ, không ăn thay cơm. Đồng thời ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến táo bón do lượng chất xơ cao dẫn đến đầy bụng và khó tiêu.
- Hạnh nhân chứa nhiều mangan, đây là khoáng chất ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chữa bệnh, như thuốc nhuận tràng, thuốc chống axit,… vì vậy không nên ăn và uống cả 2 cùng lúc mà hãy đợi sau 30 phút cơ thể tiêu hóa hết rồi mới uống. Ngoài ra, hàm lượng mangan mà cơ thể mỗi ngày cần bổ sung là 1,3-2,3 mg, do đó không ăn quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bị tiêu chảy không được dùng hạnh nhân. Đặc biệt, không dùng quá liều và ăn khổ hạnh nhân sống vì rất dễ bị ngộ độc.
- Hạnh nhân đắng có chứa hàm lượng cao axit hydrocyanic, nếu được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, vấn đề hô hấp và thậm chí có thể gây tử vong.
- Hạnh nhân rất dễ có vi khuẩn xâm nhập và phát triển, vì vậy có thể có vi khuẩn có hại (tùy thuộc vào vùng đất trồng) và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được làm sạch cẩn thận.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy người bệnh nên hỏi ý kiến và nhận tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.