#20 tác dụng của Nhục Thung Dung tốt cho sức khỏe

0
3100

Nhục thung dung một loại cây khá lạ lẫm với chúng ta, do chúng chủ yếu sống ở trên các vùng núi phía bắc. Tuy nhiên chúng có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như chữa suy nhược thần kinh, chữa vô sinh, chữa táo bón… Hôm nay Caythuocdangian.com sẽ giới thiệu cho các bạn toàn tập về loại cây này nhé.

Nhục thung dung là gì

Tên gọi khác là nhục tùng dung, thung dung, đại vân, kim duẩn, địa tinh… Tên tiếng anh của chúng là all-grass of Desertliving Cistanche, tên khoa học là Cistanche deserticola Y.C. Ma,  thuộc họ Nhục thung dung (Orobranhaceae).

Thuộc loại cây sống ký sinh trên cây khác, sống lâu năm. Thân cây cao 15-30cm, có hình trụ,tròn. Phần thân rễ phát triển thành củ, củ to mập, mềm. Lá thành vảy, xếp như lớp ngói quanh thân.Hoa mọc dày,hình chuông, xẻ 5 cánh, cánh hoa màu xanh hoặc tím nhạt. Quả nang, hình cầu chứa nhiều hạt.

Dược liệu nhục thung dung có hình trụ, hơi cong, tròn dẹp, dài khoảng 16-35cm, đường kính khoảng 2-6cm. Vỏ ngoài có màu nâu, có lớp vảy phủ dày, chất thịt dày, béo, xếp như mảnh ngói chồng lên nhau. Mặt cắt ngang có màu nâu, có đốm trắng hoặc có kẽ nứt.

Phân bố và thu hái nhục thung dung

Là vị thuốc có nguồn gốc từ các tỉnh ở Trung Quốc, sống trên núi cao ở các cây to râm mát. Ở Việt Nam, nhục thung dung có chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Mộc Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lai Châu,…
Nhục thung dung được thu hoạch vào 2 mùa là mùa thu và mùa xuân, thường được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 5, đây là thời điểm tốt nhất.

Sơ chế:

Nếu nhục thung dung được thu hoạch vào mùa xuân chỉ cần rửa sạch đất cát rồi để khô trong bóng râm là được. Còn khi thu hoạch vào mùa thu, nhục thung dung được cho vào hũ to, đổ muối vào và để 1-3 năm, khi dùng thì rửa sạch muối. Hoặc được chế biến với mật ong để bảo quản được lâu hơn.

Bộ phận dùng là rễ và thân cây. Củ càng to, mập, ngoài có vảy mịn, mềm và có nhiều dầu là củ ngon.

Thành phần hóa học của nhục thung dung

  • Nhục thung dung có chứa ít ancaloit và chất trung tính kết phẩm.
  • Các chất có trong Nhục thung dung: chất đường, chất béo, Aminoaxit, d-Mannitol, Cistanoside A, B, C, H, Acteoside, 8-epiloganic acid, Daucosterol, Betaine, và hơn 10 axit amin.
  • Nhục thung dung có vị hơi ngọt, tính ôn và có mùi thơm nhẹ.

Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ Nhục thung dung.

1. Chữa suy nhược thần kinh

Cách dùng: Lấy 10g Nhục thung dung, 6g phục linh, 8g thỏ ty tử, 4g thạch xương bồ, cho vào 600ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng.

2. Chữa táo bón ở người già (do khí huyết hư)

Cách dùng:

Bào thuốc 1: 24g Nhục thung dung, 12g ma nhân, 2g trầm hương, đem tán bột, trộn mật vê thành viên. Mỗi lần uống 12-20g, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 2: 20g Nhục thung dung, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 16g đương quy, 12g hỏa ma nhân, cho tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.

3. Chữa vô sinh ở nam giới

Cách dùng: 30g Nhục thung dung thái nhỏ, 15g nhân sâm thái nhỏ, 15g thục địa hoàng, 10g hải mã, 10g lộc nhung thái nhỏ, ngâm trong 1 lít rượu trắng. Ngâm trong 1 tháng là có thể dùng được, mỗi lần uống 15-20ml, chia 2 lần trong ngày.

4. Chữa vô sinh ở nữ giới, sinh hoạt tình dục lạnh nhạt

Cách dùng:

Bài thuốc 1: 50g Nhục thung dung, 30g ích mẫu, 30g xuyên khung, 30g đương quy, 50g tiên linh tỷ, 25g xích thược. Cho tất cả vào ngâm trong 2 lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi lần uống 15-20ml hòa cùng mật ong, ngày 2 lần.

Bài thuốc 2: Lấy 25g Nhục thung dung, 15g thỏ ty tử, 30g sơn dược, gạo tẻ 60g và 500g thịt dê nạc thái nhỏ, cho các vị thuốc vào túi vải buộc kín, nấu cùng gạo thành cháo, nêm gia vị ăn trong ngày.

5. Chữa di tinh

Cách dùng: Cho 30g Nhục thung dung thái nhỏ, 10g thỏ ty tử, 60g gạo tẻ cùng 500g xương sống dê, nấu cháo ăn trong ngày.

6. Xuất tinh sớm

Cách dùng: Cho 100g Nhục thung dung, 100g tỏa dương,50g long cốt, 50g tang phiêu tiêu, 25g phục linh vào 3 lít rượu trắng. Ngâm trong 15 ngày, mỗi ngày uống 20-30ml, chia thành 2 lần.

7. Chữa liệt dương.

Cách dùng: 25g Nhục thung dung, 50-100g gạo tẻ. Cho vào nồi đất nấu nhừ thành cháo, nêm gia vị vừa ăn, chia ăn 2 lần trong ngày. Hoặc có thể uống rượu ngâm nhục thung dung.

8. Chữa táo bón

Cách dùng: Lấy 15g Nhục thung dung, 10g hạt muồng ngủ, đem tán thô hãm như trà hoặc sắc nước uống trong ngày.

9. Chữa tiểu tiện nhiều lần

Cách dùng: Lấy 500g Nhục thung dung, 200g thục địa, 200g sơn dược, 200g thỏ ty tử, 50g ngũ vị tử, đem tán bột trộn với mật vê thành viên. Mỗi lần uống 5g với nước muối loãng, mỗi ngày 2 lần.

10. Chữa nhuận tràng thông tiện

Cách dùng: Lấy 24g Nhục thung dung, 20g trầm hương, 12g hoạt ma nhân, đem tán bột, trôn với mật vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày 2 lần, mồi lần uống 12-20g với nước đun sôi để nguội.

11. Rượu nhục thung dung

Cách làm:

Cách 1: Cách ngâm bổ thận, xuất tinh sớm: Cho 1kg Nhục thung dung, 0,5kg dâm dương hoắc, 0,5kg sâm cau, 0,5kg sơn thù du vào 15 lít rượu trắng cao độ. Ngâm trong 25 ngày là có thể uống được, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 2 chén nhỏ.

Cách 2: Cách ngâm trị thận hư, liệt dương: Ngâm 30g Nhục thung dung với 500ml rượu trắng 45 độ. Một tuần sau có thể dùng được, ngày uống 2 lần,mỗi lần khoảng 15ml.

Đối với rượu ngâm này, những người có khí huyết hư hàn không được uống và mỗi ngày không uống quá 50ml.

12. Chữa đi tiểu ra máu do dương khí không vững

Cách làm: Tất cả lấy một lượng bằng nhau gồm Nhục thung dung, can địa hoàng, thỏ ti tử (được tẩm rượu qua đêm), lộc nhung (bỏ lông, thái lát và nướng với dấm). Tán bột mịn, trộn với hồ vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên, trước bữa ăn khi đói.

13. Chữa lưng đau, đầu gối lạnh, phụ nữ vô sinh

Cách làm: Lấy 16g Nhục thung dung, 12g xà sàng tử, 6g ba kích tím, 6g viễn chí, 6g ngũ vị tử, 6g thỏ ty tử, 6g đỗ trọng, 12g phụ tử, 12g phòng phong. Tất cả tán bột, trộn mật vê thành viên bằng hạt ngô,.Mỗi lần uống 12-20g với nước muối loãng hoặc rượu ấm, ngày uống 2 lần.

14. Chữa chứng hay quên ở người già

Cách làm: 10g nhục thung dung tẩm rượu, sấy khô, 30g thạch xương bồ, 30g bạch linh (bỏ vỏ), 10g tục đoạn. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu ấm, uống sau bữa ăn.

15. Điều trị cao lâm, nước tiểu dính như cao

Cách làm: Lấy 40g Nhục thung dung thái lát, tẩm rượu rồi sấy khô. Từ thạch 40g cho nung lửa ngâm giấm 37 lần, 40g trạch tả, 40g hoạt thạch, tất cả đem tán nhuyễn trộn với mật ong vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.

16. Chữa tiểu nhiều, mồ hôi ra nhiều, mất tân dịch

Cách làm: Lấy 80g nhục thung dung tẩm rượu, sấy khô với 40g trầm hương, tán bột, trộn với dầu mè vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 70 viên với nước cơm khi đói.

17. Chữa thận hư, bạch trọc (nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc nước vo gạo)

Cách làm: Lấy một lượng bằng nhau các vị thuốc nhục thung dung, bạch linh, sơn dược, lộc nhung, tán bột, thêm ít nước cơm thành hỗn hợp sệt, vê thành viên. Mỗi lần uống 30 viên với nước đun sôi để nguội.

18. Da mặt sạm đen, lao thương, tinh suy

Cách làm: Lấy 160g Nhục thung dung nấu nhừ, thêm thịt dê và gạo vào nấu cùng thành cháo ăn trong ngày.

19. Chữa noãn thủy tạng, minh mục

Cách làm: Lấy 80g nhục thung dung tẩm rượu, sấy khô, 40g câu kỷ tử, 40g ba kích, 40g cúc hoa xuyên luyện tử, đem tất cả tán bột, trộn mật vê thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối loãng hoặc rượu ấm, uống trước bữa ăn, khi còn đói.

20. Chữa ngũ lao, thất thương , đi tiểu nhỏ giọt, khi suy yếu nước tiểu có màu vàng hoặc đỏ

Cách làm: Lấy mỗi vị 1,6g gồm nhục thung dung, ngũ vị tử, thỏ ty tử, xà sàng tử, tục đoạn, đỗ trọng, viễn chí. Đem tất cả tán bột, trộn mật vê thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên.

Lưu ý khi dùng nhục thung dung

  • Nhục thung dung kỵ với đồ sắt, đồng, vì vậy dùng nồi gốm hoặc nồi đất để nấu hoặc sắc nước.
  • Không dùng cho người bị tiêu chảy, âm hư hỏa vượng.
  • Tránh nhầm lẫn giữa nhục thung dung với tỏa dương.

Trên đây là  toàn bộ kiến thức về công dụng  của  Nhục thung dung mà Caythuocdangian.com muốn chia sẻ đến bạn đọc,  tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc cần phải có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và bài thuốc đạt hiệu quả nhất.

0 BÌNH LUẬN