Trang chủ Xe Chăm sóc xe

Tìm hiểu thông tin và tên gọi các bộ phận trên xe ô tô

0
3654

Ô tô là một phương tiện giao thông được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau. Bởi vậy mà khi sử dụng xe bạn cần phải nắm bắt được cấu tạo cơ bản của ngoại thất, nội thất, động cơ để có thể chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt hơn.

1. Ngoại thất xe ô tô có những bộ phận nào?

Trước tiên hãy cùng backhoa.net tìm hiểu về những bộ phận của phần ngoại thất xe
như:

– Nắp ca pô: Đây là phần khung kim loại ở phía đầu xe nhằm bảo vệ cho khoang động cơ, bộ
phận này có thể đóng mở để có thể bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong

– Lưới tản nhiệt:  Bộ phận này hầu là được trang bị ở mặt trước của chiếc xe để bảo
vệ cho bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cũng cho phép không khí có thể luồn vào bên trong. Ngoài
ra, lướt tản nhiệt còn có thể đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe hoặc là trên phái sau
xe.

– Đèn pha: Đây là bộ phận chiếu sáng giúp bạn có thể quan sát được vật xung quanh khi di
chuyển vào ban đêm.  Đèn pha thường được đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capo và mặt
trước của chiếc xe. Một số mẫu xe ô tô còn kết hợp lắp đèn pha với đèn cốt trong cùng một chóa đèn
hoặc lắp bổ sung cho cho độ chiếu sáng tối ưu.

– Phần cản: Đây là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của
ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra những va chạm và góp phần giảm thiểu những
chấn thương cho người ngồi trong xe và giảm hư hại cho các bộ phận khác.

– Kính chắn gió: Được thiết kế theo dạng cửa sổ kín ở phía trước ô tô có công dụng chắn
gió, bụi, mưa,.. vào bên trong xe. Ngoài ra nó còn tham gia vào việc gia tăng độ vững cho kết cấu
xe và bảo vệ an toàn cho bạn khi có tình huống tai nạn xảy ra.

– Gương chiếu hậu: Nó được gắn ở bên góc của hai cửa trước nhằm hỗ trợ người lái quan sát
được những khu vực phía sau và hai bên của xe.

2. Những bộ phận ở Nội thất xe ô tô

– Vô lăng: Đây là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế và có vai trò
điều khiển hướng chuyển động của ô tô. Tùy vào từng quốc gia mà bộ phận này được lắp bên trái hay
bên phải, ở nước ta thì các xe ô tô được lắp đặt vô lăng ở bên trái.

– Bảng táp lô: là bảng nhựa gồm có bảng đồng hồ, bảng điều khiển; các đèn báo tình trạng
hoạt động của chiếc xe; công tắc điều khiển các thiết bị như máy lạnh, quạt gió, đèn báo nguy, cốp
tài liệu, cửa sổ gió máy lạnh, núm tay ga,..

– Bảng đồng hồ: là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp
người lái nắm được thông tin về tình trạng hoạt động của hệ thống chính trong xe dưới 2 dạng là kim
hoặc số.

– Đồng hồ đo tốc độ: là bộ phận trang bị tiêu chuẩn trên  xe ô tô được dùng để đo
lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe. Đồng hồ đo tốc độ thường được kết hợp với đồng hồ
đo quãng đường để báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình để
đo các khoảng cách ngắn.

– Đồng hồ đo vòng tua: Đây là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Đối với xe số
sàn thì thông số này mang một ý nghĩa quan trọng khi nó cho biết động cơ có đang hoạt động trong
dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có chuẩn hay không. Còn với xe số tự động thì bạn có thể
theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ ở dải vòng tua hợp lý và tiết kiệm
nhiên liệu.

– Cần điều khiển đèn: Gồm có 3 nấc là nấc 1: tắt, nấc 2: mở các đèn gầm, kích thước, đèn
sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển và nấc 3 là mở đèn pha/ cốt cùng các đèn
trên.

– Điều khiển gạt nước mưa mưa: gồm có 4 nấc là nấc 1: Tắt; nấc 2: quét gián đoạn; nấc 3:
Quét chậm; nấc 4: Quét nhanh.

– Công tắc chính ( khóa điện): gồm có 4 nấc điều khiển là LOCK = khoá tay lái, chìa khoá
chỉ đút vào rút ra ở nấc này; ACC = cấp điện hạn chế cho một số thiết bị; ON = cấp điện lúc xông
máy; lúc máy hoạt động, START = vị trí khởi động máy; chìa khoá tự động trả về vị trí ON khi bỏ tay
ra.

– Bàn đạp phanh: Được gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển hệ
thống phanh làm việc. Phanh tay dùng để cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe
khẩn cấp. Còn với bàn đạp phanh làm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.

– Bàn đạp ly hợp: Được đặt trên giá đỡ bên trái trục tay lái, có nhiệm vụ điều khiển ly
hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.

– Bàn đạp ga: gắn trên sàn xe nhờ khớp bản lề có nhiệm vụ điều khiển hệ thống cung cấp
nhiên liệu làm việc.

– Cần điều khiển số: Được đặt ở bên phải người lái, dùng điều khiển sự ăn khớp của các
bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ chuyển động của xe.

Trên đây là một số thông tin và tên gọi các bộ phận trên xe ô tô mà chuyên mục tin
tức xe
tìm hiểu được. Mong rằng với những gì mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về
chiếc xe cưng của mình.

0 BÌNH LUẬN