Yến mạch cùng 14 tác dụng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

0
3100

Cây Yến mạch là một trong những loại cây ngũ cốc được trồng dùng để lấy hạt, có nhiều người từng nhầm lẫn giữa yến mạch và lúa mạch. Không chỉ được biết đến với việc giàu chất dinh dưỡng Yến mạch còn có rât nhiều các tác dụng cực tốt đến cơ thể chúng ta như làm đẹp da, giảm cân, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, trị mụn, hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc về yến mạch và các thông tin cần thiết về chúng.

Tìm hiểu về cây yến mạch

Cây Yến mạch có tên khoa học là Avena sativa là một trong những cây thuộc họ hàng nhà ngũ cốc, được trồng để lấy hạt. Đây là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng nhất trong họ hàng nhà ngũ cốc.

Yến mạch cùng 14 tác dụng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

Yến mạch được xuất hiện đầu tiên ở Đông Âu, nơi vùng đất có khí hậu mát mẻ, ban đầu con người không biết đến tác dụng của cây. Chúng được coi như một loại cỏ dại, có nhiều sách cổ kể lại rằng cây được trồng cho gia súc ăn thời kỳ cổ đại ( thời người La Mã và người Hy Lạp cổ). Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 18 con người mới phát hiện ra chất lượng của cây và coi chung như một loại thực phẩm chất lượng.

Giống yến mạch được cư dân đưa dến vùng bờ biển và một số hòn đảo tại New England vào năm 1602, trong 50 năm sau, yến mạch đã phát triển mạnh mẽ và được trông rất nhiều ở vùng bắc Mỹ. Do đó hiện nay Mỹ là một trong những nước trồng và sản xuất nhiều yến mạch nhất.

Yến mạch không đòi hỏi quá nhiều về chất lượng đất, và các điều kiện khác, chúng có sức sống rất mãnh liệt. Chỉ cần môi trường mát mẻ, tuy nhiên cần chăm sóc chúng tốt để thu được sản lượng tốt.

Đặc điểm của cây yến mạch

Cây yến mạch trưởng thành cao khoảng 1m, có thân, lá màu xanh. Thân ống rỗng thẳng như cây lúa, lá của chúng hình kiếm dài, nhọn ở đầu, mỏng có chiều rộng nhỏ. Cây được trồng bằng cách gieo hạt.

Yến mạch cùng 14 tác dụng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

Hoa của cây ban đầu có màu xanh, sau chuyển dang hơi vàng rồi thành màu vàng. Bên trong cụm hoa chứa hạt, hạt là thành phần chính được thu hoạch để sử dụng. Sau khi hoa chín ngả dần sang vàng thì sẽ thu hoạch được hạt.

Cây yến mạch được trồng ở khắp các nước ôn đới, các nước có thành phần xuất khẩu nhiều nhất là Nga, Canada, Hoa Kỳ, Ba Lan, Phần Lan, Úc… Cây được thu hoạch vào mùa hè. Hạt yến mạch được thu hoạch có rất nhiều chất dinh dưỡng và hiện tại đang có nhiều chế phẩm từ hạt này.

Thành phần hóa học của Yến Mạch

Yến mạch có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, thành phần chính trong hạt bao gồm:

66% Cardbohydrate đây chính là chất hấp thu chậm, giúp cho chúng ta có cảm giác no lâu hơn, chúng có thể cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài làm việc. 9.2 % chất béo, 11.2% protein, 7.1 % chất xơ hòa tan cùng với các thành phần dinh dưỡng vi lượng và khoáng chất giúp ích cho cơ thể như: Natri, Canxi, Photpho, Magie, sắt, Mangan, Crom, Đồng, Kẽm, Selenium ( đây là chất chống oxy hóa). Một số các vitamin có trong Yến Mạch như: Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B ( gồm Riboflavin, Niacin, Thiamin).

Yến mạch còn chứa chất chống oxy hóa được gọi là avenanthramides thành phần này là thành phần hỗ trợ chống các bệnh về tim mạch.

Yến mạch cùng 14 tác dụng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam của hạt yến mạch

Calo 389 kcal
lipid 7mg
Nattri 2mg
Kali 429 mg
Cacbohydrat 66 g
Chất xơ 11 g
Protein 17 g
Canxi 54 mg
Sắt 4.7 mg
Vitamin B6 0.1 mg
Magie 177 mg

Do chứa rất nhiều chất dinh dưỡng do đó yến mạch có rất nhiều cách dùng để phụ vụ cho lợi ích của từng người.

Tác dụng của yến mạch

1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Đây là một tác dụng đặc biệt quan trọng đối với chúng ta mà bạn cần phải biết. Trong yến mạch có thành phần chất xơ khá cao nên nó có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu ở trong máu, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến cholesterol tốt khác. Chúng làm sạch các mỡ bám ở thành mạch máu, tác dụng tăng cường tuần hoàn máu bảo vệ tim và chống lại một số các bệnh về tim điển hình như xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu.

2. Kiểm soát đường trong máu

Yến mạch được dùng cho những người mà mắc phải các căn bệnh liên quan đến rối loạn đường trong máu như tiểu đường. Chúng hỗ trợ việc làm giảm lượng glocose ở ruột, các chất xơ và carbohydrate có trong yến mạch có tác dụng làm giảm sự chuyển đổi của thực phẩm dành cho cơ thể. Đối với những người đang mất kiểm soát về đường huyết có thể sử dụng để kiểm soát và giảm nguy cơ bị tiểu đường tip 2.

3. Giúp giảm cân

Việc sử dụng yến mạch mỗi ngày sẽ giúp cho bạn sẽ giảm cân và giữ được vóc dáng một cách hiệu quả. Trong thành phần của chúng có ít calo mà chất dinh dưỡng lại rất nhiều do đó làm giảm cảm giác thèm ăn và còn thúc đẩy sự trao đổi chất, đốt mỡ thừa trong cơ thể. Trong thành phần của chúng lại có chứa chất cholecystokinin đây là một hormone làm giảm đói nhờ hợp chất beta glucan. Yến mạch có thể được ăn kèm với trái cây hoặc sữa.

4. Tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Trong thành phần của hạt có chứa vitamin nhóm B. Nên việc sử dụng đều đặn yến mạch mỗi ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho hệ thành kinh.

5 Ngăn ngừa ung thư

Đây là một trong những tác dụng mới được các nhà khoa học phát hiện ra. Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng chất lignan có tác dụng làm giảm ung thư vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, ruột kết. điều hòa nội tiết tố. Chúng có tác dụng rất tốt cho phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh.

6. Ngăn ngừa các bệnh ở tuyến giáp

Đối với các người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì không nên bỏ qua thực phẩm này. Chúng có thành phần iod có tác dụng làm kích thích tuyến giáp sinh hocmon, do đó chúng giúp tăng cường sức khỏe và phòng các rối loạn chuyển hóa.

7. Ngăn ngừa táo bón

Chất xơ bao gồm cả các sợi hòa tan và không hòa tan đều có nhiều trong thành phần yến mạch. Chúng giúp cho chúng ta chiều chỉnh vận động ruột và giảm nguy cơ bị táo bón.

8. Làm giảm huyết áp

Sử dụng yến mạch mỗi ngày là biện pháp để giảm huyết áp cao một cách hữu hiệu.

9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Đây là một thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Thành phần beta glucane có trong lúa mạch giúp cho cơ thể nhanh chóng tìm được các vị trí bị thương và cần được chăm sóc một cách nhanh nhất. Giúp loại bỏ nhiễm trùng và sinh vật gây bệnh tại vị trí đó.

Yến mạch cùng 14 tác dụng quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn

10. Giúp lợi tiểu

Thành phần chất khoảng silicium có trong Yến mạch đã giúp đào thải acid uric do đó dẫn đến lợi tiểu. Ngoài ra việc dùng cúng hàng ngày hỗ trợ việc phòng ngừa viêm khớp dạng thấp và phòng gút.
Các tác dụng làm đẹp

Đây là một trong những tác dụng rất quan trọng mà chị em phụ nữ rất yêu thích. Nhiều sản phẩm bột yến mạch đã được sản xuất để phục vụ các lợi ích này. Một số lợi ích về làm đẹp:

11. Loại bỏ mụn

Do trong thành phần của Yến mạch có các chất có khả năng hút dầu và các loại vi khuẩn trên da nên chúng có tác dụng làm đẹp da, trị mụn đặc biệt là mụn trứng cá.

Cách sử dụng: bổ sung yến mạch hàng ngày trong thực đơn ăn uống của mình, chỉ cần trộn một thìa nhỏ với mỗi bữa ăn của mình. Hoặc trộn bột với mật ong, xoa đều lên mặt để im trong vòng 20 phút rồi rửa với nước ấm. Mỗi tuần rửa mặt 2 lần.

12. Tốt cho da khô

Bột yến mạch có tác dụng rất tốt đối với da khô, chúng giúp da trở nên mịn màng, mềm mại, ngay cả khi mùa đông. Đã có nhiều thành phẩm để hỗ trợ, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng cách dùng 1 thìa bột yến mạch, một chút nước sôi, và 1 chút cà phê sữa tươi trộn đều và đắp lên mặt. Để khoảng 20 phút rồi đi rửa mặt với nước ấm.

13. Làm lành vết thương, chữa mụn nhọt

Trong Yến mạch có thành phần avenanthramide đây là một chất giúp kháng viêm rất hiệu quả và nhanh chóng làm lành vết thương. Khi bị mụn chúng ta có thể sử dụng cách là đắp trực tiếp bột yến mạch lên đó.

14. Tẩy tế bào chết

Ngoài việc chứa mụn nhọt, da khô Yến mạch còn giúp chúng ta tẩy tế bào chết, do đó sẽ giúp cho da trở nên mịn màng, trắng trẻo nhẹ nhàng hơn.

Cách sử dụng Yến mạch

Đối với các tính năng khác nhau thì chúng cũng có các cánh sử dụng khác nhau, tuy nhiên sẽ có 2 cách sử dụng chính mà chúng tôi sẽ nêu ra ở đây.

Cách sử dụng cho việc chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh: Bột của yến mạch được trộng với các bữa ăn để ăng hàng ngày hoặc được ăn kèm cùng với sữa kem và các loại hoa quả.

Cách sử dụng đối với việc làm đẹp: bột yến mạch thường được trộn với nước hoặc một số dung dịch bổ trợ việc làm đẹp như mật ong hay cà phê. Cho liều lượng vừa đủ để có thể nhào nặn được yến mạch mềm và đắp lên các vị trí cần thiết.

Chú ý khi sử dụng yến mạch

Yến mạch không gây lên các tác dụng phụ nguy hiểm ở người khỏe mạnh.

Tránh những người mẫn cảm với avenin, có thể sẽ gây lên các triệu trứng như trường hợp không dung nạp gluten. Không nên cho những người như vậy sử dụng yến mạch.

Lúa mạch có thể bị lẫn với lúa mỳ, do đó chúng không phù hợp đối với cá bệnh nhân mắc bệnh celiac, hoặc bị dị ứng đối với lúa mỳ.

Do yến mạch khá giống với lúa mỳ nên cần chú ý nguyên tắc là không được nhầm lần giữa 2 loại hạt ngũ cốc này. Tuy hình dạng khá giống nhau nhưng chúng có các tính chất khác nhau.

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà backhoa.net muốn chia sẻ cho bạn đọc. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc thêm kiến thức về cây Yến Mạch.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây