Mùa vải đang vào chính vụ, loại quả này được yêu thích vì chứa nhiều dưỡng chất quý giá, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vải có thể gây nóng trong người, nổi mụn nếu ăn quá nhiều.
Quả vải chứa nhiều loại vitamin gì?
Theo Tiến sĩ Joseph Michael Mercola, thành viên Hiệp hội các bác sĩ Mỹ, quả vải chứa hàm lượng vitamin C cao (71,5 mg vitamin C trên 100 gram vải). |
Hợp chất flavonoid trong quả vải có tác dụng phòng ngừa bệnh?
Theo Livestrong, hợp chất flavonoid trong quả vải có tác dụng phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, vitamin C giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa các tế bào bình thường thành tế bào ung thư. |
Loại chất nào trong quả vải giúp kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch?
Theo The American Heart Association (AHA), kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp, nhịp tim, ngăn ngừa đột quỵ. Vải cũng loại bỏ các cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu, từ đó cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch. |
Lượng vải phụ nữ mang thai có thể ăn mỗi lần?
Theo ThS.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày phụ nữ mang thai có thể ăn từ 400-500 gram hoa quả, đối với quả vải cũng vậy. |
Ăn vải có làm bạn tăng cân?
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết các loại quả chín nhất là những loại quả có vị ngọt có hàm lượng đường cao 300 gram vải, nhãn cũng tương đương với một bát cơm. Nếu nhịn ăn cơm mà ăn nhiều các lọai quả ngọt, cơ thể vẫn bị tăng cân là chuyện đương nhiên. |
Vì sao ăn vải hay bị nóng, mụn nhọt, ngộ độc?
Cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi lại triệu chứng mụn nhọt, ngộ độc khi ăn vải gây ra không phải do loại quả này. Nguyên nhân từ một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. |
Thời điểm tốt nhất để ăn vải?
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, không nên ăn vải khi đói, sẽ khiến cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm khoảng 30 phút, cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn, không lo bị nóng. |
Bộ phận nào trong quả vải không nên bỏ đi?
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho hay khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa. |
Trẻ em có thể ăn bao nhiêu quả vải mỗi lần?
Theo BS Sơn, trẻ em có hệ tiêu hóa yếu. Do đó, bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100 gram vải tươi (khoảng 5-6 quả).
|
Ai không nên ăn quả vải?
Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. |