Top 7 kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh

0
3148

Bạn có biết bé gái Mollie Price đã trở thành doanh nhân trẻ tuổi nhất nước Anh khi mới lên 6 nhờ kinh doanh bánh kẹo; cậu bé Harli Jordean, 8 tuổi, cũng kiếm được hàng nghìn bảng Anh mỗi năm nhờ kinh doanh bi ve.

Và cô gái Palestin Bashaer Othman đã được bổ nhiệm làm Thị trưởng của thị trấn Allar, Bờ Tây và là người trẻ nhất trên thế giới đảm nhận vị trí này khi mới 15 tuổi.

Thành công của các bạn nhỏ này đến từ việc họ đã rèn luyện được đầy đủ những kỹ năng mềm để tự phục vụ bản thân và bắt đầu công việc từ khi còn rất trẻ. Còn các bạn học sinh Việt Nam thì sao? Hãy kiểm tra xem bạn đã có đầy đủ top 7 kỹ năng mềm cần thiết này chưa nhé!

1. Kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân

Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên, đặc biệt đối với lứa tuổi tiểu học. Các bạn cần có những nhận thức cơ bản về chính bản thân mình, về các kỹ năng tự vệ khi ở nhà một mình, khi bị lạc, phòng tránh bị bắt cóc và bị lạm dụng… hay biết vệ sinh, chăm sóc bản thân và ứng xử đúng khi đi dự tiệc.

2. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Với kỹ năng này, các bạn học sinh sẽ hiểu hơn về những cảm xúc của bản thân mình để kiểm soát bản thân khỏi những cơn giận dữ, bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ biết cách quan tâm đến cảm xúc của những người khác và biết cảm thông, chia sẻ.

3. Kỹ năng làm việc đội nhóm

Hẳn các bạn đã nghe về câu chuyện bó đũa hay câu tục ngữ “một cây làm chẳng lên non”. Vậy bạn đã biết cách phát huy tối đa thế mạnh của mỗi thành viên để mang đến hiệu quả cao nhất trong các công việc đội nhóm chưa?

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Các bạn học sinh tiểu học, trung học có cần học cách quản lý thời gian không? Câu trả lời là rất cần! Đây là cách tốt nhất để các bạn hình thành thói quen tốt về việc luôn đúng giờ, sắp xếp thời gian biểu hợp lý và quản lý những kế hoạch nho nhỏ của mình.

5. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Kỹ năng giao tiếp giúp các bạn nhỏ tự tin hơn, có ý thức tốt về giá trị bản thân và biết cách ứng xử, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp hơn với bạn bè và những người xung quanh.

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các bước giải quyết vấn đề gồm phân tích vấn đề, lựa chọn các hướng giải quyết, lên kế hoạch thực hiện và theo dõi, đo lường kết quả. Bạn có thể hiểu nôm na như mỗi vấn đề là một bài tập toán và việc của bạn là đi tìm lời giải thuyết phục nhất.

7. Kỹ năng tự nhận thức

Thực hành tốt kỹ năng này, bạn sẽ tự trả lời được các câu hỏi: “Mình là ai? Mình có thể làm được điều gì? Đâu là thế mạnh và điểm yếu của mình? Mình mong muốn điều gì từ cuộc sống?”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây