Khi lái ô tô, chắc chắn sẽ có lúc tài xế gặp một tình huống nguy hiểm có tên gọi mất lực bám đường. Trong trường hợp đó, biết được cách xử lý chính xác là cực kỳ quan trọng để bảo vệ tính mạng của bạn.
Có 2 loại mất lực bám đường chủ yếu là: mất lực bám đường bánh sau (thừa lái – oversteer) và mất lực bám đường bánh trước (thiếu lái – understeer). Giải pháp xử lý chung của cả 2 trường hợp đều giống nhau, đó là: bỏ chân khỏi chân ga và chân phanh, quay vô-lăng về hướng bạn muốn di chuyển tới và để chiếc xe giảm tốc từ từ cho đến khi lấy lại được lực bám đường.
1. Xử lý thừa lái
Xác định tình trạng thừa lái
Tình huống này xảy ra khi lực bám đường của bánh sau kém hơn bánh trước, đuôi xe bắt đầu trượt về trước, trong khi đầu xe lại hướng vào trong khúc cua. Tình huống này chủ yếu xảy ra tại điều kiện đường xá trơn trượt hoặc nơi có nhiều cát, bùn lầy khiến bánh xe gặp khó khăn trong việc bám đường.
Dấu hiệu dễ nhất để nhận biết chiếc xe của bạn sắp bị thừa lái là khi chiếc xe rẽ một góc sâu hơn hướng bạn xoay vô-lăng. Hãy cẩn trọng khi vào cua quá nhanh trong tình trạng mặt đường trơn trượt vì mưa.
Bỏ chân khỏi chân ga và chân phanh
Ngay khi phát hiện ra bạn đang mất lái, hãy ngừng đạp chân phanh và chân ga và chỉ tập trung vào vô-lăng. Tuyệt đối không nghĩ đến việc đạp phanh hoặc tăng ga để thoát khỏi tình trạng trượt bánh. Bất cứ một hành động đột ngột nào đều có thể khiến sự việc trở nên tệ hơn.
Đạp phanh là một phản xạ bản năng mà bạn nên tuyệt đối tránh trong trường hợp này. Bạn nên tập xử lý tình trạng trượt bánh ở những điều kiện an toàn trước khi có ứng phó với những tình huống trượt bánh bất chợt.
Xoay vô-lăng theo hướng bạn muốn di chuyển
Trong trường hợp dư lái, di chuyển theo hướng trượt chỉ càng khiến chiếc xe di chuyển một cách khó lường. Bằng việc giữ bánh lái ở hướng bạn muốn di chuyển, bạn có thể tiếp tục con đường của mình một khi đã lấy lại được lực bám đường.
Đợi cho chiếc xe từ từ dừng lại
Giữ vững tay lái và tránh xa khỏi 2 bàn đạp cho tới khi bạn cảm thấy bánh xe đã bám chắc mặt đường. Trọng lượng của chiếc xe cuối cùng sẽ cố định được nó trên đường và vượt qua quán tính của cú trượt. Lúc này, bạn có thể dần tăng tốc để di chuyển về phía trước.
Tránh xoay vô-lăng quá mạnh
Dừng xoay vô-lăng ngay khi chiếc xe của bạn đã đi thẳng. Đánh lái quá mạnh và quá nhanh sẽ khiến chiếc xe bị văng đuôi theo hướng ngược lại. Trở lại đường và giữ tay lái thẳng hướng với con đường phía trước và tiếp tục di chuyển.
2. Xử lý tình trạng thiếu lái
Xác định tình trạng thiếu lái
Trượt bánh trước hay còn gọi là thiếu lái (understeer) xảy ra khi bạn xoay vô-lăng để vào cua nhưng chiếc xe vẫn lao về phía trước. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn di chuyển trên những con đường trơn trượt, nhiều gió, khiến bánh xe bám đường rất kém.
Nếu bạn phát hiện ra chiếc xe của mình không phản ứng với động tác xoay vô-lăng, nhiều khả năng bạn đang gặp tình trạng thiếu lái.
Đạp phanh nhẹ nhàng
Trong trường hợp thiếu lái, nhiều khả năng bánh sau của bạn vẫn còn độ bám đường. Phanh xe có thể giúp chiếc xe dừng lại, khiến cho việc giải quyết dễ dàng hơn và giảm khả năng xảy ra tai nạn nguy hiểm.
Đạp phanh giúp chuyển trọng lượng của xe về bánh trước. Việc tăng độ ma sát sẽ giúp phục hồi sức kéo.
Nếu bạn đang lái một chiếc xe không có hệ thống chống bó cứng phanh, hãy đạp phanh từ từ và theo nhịp để tránh tình trạng bó cứng.
Điều chỉnh vô lăng về hướng bạn định di chuyển lúc ban đầu
Cố gắng bám đường nhiều nhất có thể trong khi bạn giảm tốc chiếc xe.
Lưu ý rằng phần lớn trường hợp trượt bánh trước đều xảy ra khi bạn vào khúc cua, do đó, việc xoay vô lăng theo bất kỳ hướng nào khác đều có thể gây tai nạn.
Trong trường hợp chiếc xe của bạn lao ra khỏi đường, lựa chọn an toàn nhất của bạn là xác định và hướng chiếc xe về không gian trống gần nhất như bãi cỏ dày.
Giữ chắc bánh lái
Do thiếu lái là tình trạng mất sự bám đường của bánh trước nên mọi nỗ lực đánh lái ngược lại đều vô dụng. Bám chắc vào vô-lăng và không thay đổi hướng lái để tránh việc mất lái liên tiếp.
Trừ khi có chướng ngại vật phía trước, không bao giờ xoay vô lăng quá vài độ sang trái hoặc phải trong khi điều chỉnh việc trượt bánh.
Lái xe đi một cách bình tĩnh
Đi chậm và thẳng, không xoay vô-lăng quá mạnh và nhanh. Chỉ tăng tốc khi bạn chắc chắn rằng mình đã thoát khỏi việc mất độ bám đường. Tốt nhất là bạn nên đi ở làn chạy chậm trong 1 thời gian để đảm bảo an toàn.
Quan sát những cung đường khác có thể khiến bạn gặp tình trạng mất lái lần nữa. Nếu bạn dừng xe ở vị trí không an toàn như bờ dốc, tốt nhất là bạn nên dừng xe hoàn toàn và để phanh khẩn cấp thay vì tiếp tục di chuyển.
Xem thêm: