Thuật ngữ đèn “pha, cốt” vẫn được chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng chắc hẳn ít người thực sự biết về nguồi gốc của những từ ngữ này.
Hầu hết người Việt đều gọi đèn pha, cốt thay vì đèn chiếu xa và đèn chiếu gần. Không những
thế, chữ “cốt” còn có thể được viết là “cos”. Trong tiếng Việt, pha và cốt không có nghĩa là xa và
gần, vậy những thuật ngữ này có nguồn gốc từ đâu và tại sao lại được người Việt sử dụng phổ
biến?
Nguồn gốc của đèn pha, cốt xuất phát từ đâu?
Đèn pha ô tô được ra đời với chức năng là đèn chiếu xa, nhằm đảm bảo khả năng quan sát của người
lái đối với một đoạn đường đủ xa ở phía trước đầu xe trong quá trình điều khiển xe dưới điều kiện
trời tối. Từ “PHA” có nguồn gốc từ chữ “PHARE” trong cụm từ tiếng Pháp là “PHARE D’AUTOMOBILE”
có nghĩa là đèn chiếu xa ô tô (chữ Phare còn có nghĩa là hải đăng).
Tuy nhiên, việc xe chạy vào ban đêm có đèn chiếu sáng quá xa cũng trở thành điểm yếu của chiếc
xe khi phục vụ trong điều kiện chiến tranh. Ánh sáng phát ra quá xa dẫn đến chiếc xe dễ bị kẻ địch
phát hiện. Bên cạnh đó, sử dụng đèn chiếu sáng xa cũng gây chói cho các phương tiện di chuyển ngược
chiều cũng tham gia giao thông. Do đó, đèn chiếc xe cần có thêm đèn chiếu sáng gần với những tia
sáng phát ra được hạ xuống thấp hơn. Loại đèn này được gọi là “CODE”, chữ code trong tiếng Pháp và
tiếng Anh đều có nghĩa là mật mã hay luật lệ. Dựa trên từ “CODE” mà người Việt gọi đèn chiếu sáng
gần là “Cốt”. Đèn cốt với hàm ý của từ “Code” là dùng để duy trì dự an toàn khi lưu thông vào ban
đêm và theo đúng luật lệ giao thông. Như vậy, nguồn gốc của đèn pha, cốt tại
Việt Nam được vay mượn và biến thể từ tiếng Pháp kể từ thời đô hộ của Đế quốc thực dân
Pháp.
Các công nghệ đèn chiếu sáng trên ô tô hiện nay
Trải qua cả trăm năm kể từ khi ra đời và phát triển, công nghệ đèn chiếu sáng trên ô tô đã liên
tục được cải tiến để nâng cao hiệu suất chiếu sáng cũng như tăng độ thẩm mỹ cho chiếc xe.
Đèn Halogen
Hiện tại, đèn Halogen đang là loại đèn phổ biến nhất trên ô tô. Loại đèn này hoạt động dựa trên
nguyên lý của đèn sợi đốt và sử dụng dây tóc bằng Vonfram đốt nóng để tạo ra ánh sáng. Do vậy, khi
đèn Halogen hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt lớn và gây ảnh hưởng đến hiệu suất phát
sáng và tiêu tốn một phần điện năng vô ích.
Đèn pha Halogen loại thông thường trên ô tô
Lại đèn chiếu sáng này có chi phí thấp, đơn giản và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, loại đèn này đang
dần bị các nhà sản xuất xe hơi bỏ lại phía sau vì tỏa nhiệt lớn và tiêu tốn nhiều điện
năng.
Đèn Xenon
Đèn Xenon tạo ra những tia sáng có cường độ lớn hơn nhiều so với đèn Halogen và ít tỏa nhiệt
hơn. Loại đèn này hoạt động tương tự như đèn Neon thắp sáng trong nhà. Đèn Xenon có thể phát sáng
với cường độ lớn gấp từ 2 đến 3 lần đèn Halogen, điều này khiến loại đèn này rất dễ gây lóa mắt đối
với các xe di chuyển ngược chiều.
Đèn Bi-Xenon được trang bị trên một số dòng xe cao cấp
Đèn Xenon cần một nguồn điện lớn để khởi động nhưng sau đó cần rất ít điện năng để duy trì sự
sáng ổn định. Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với đèn Halogen nhưng loại đèn này có chi phí cao và có
cấu tạo phức tạp vì cần bộ tăng áp để phục vụ cho quá trình khởi động phát sáng.
Đèn LED
Đèn LED ra đời nhờ vào sự phát triển của công nghệ chất bán dẫn, loại đèn này phát sáng dựa trên
các diode nhỏ khi có dòng điện chạy qua. Nhờ nguyên lý này, đèn LED cần một lượng điện năng rất nhỏ
để phát sáng. Đèn pha, cốt ô tô bằng công nghệ LED được xem là ưu việt nhất hiện
nay.
Đèn LED ma trận được trang bị trên Audi A8
Đèn LED được cấu thành từ nhiều bóng LED nhỏ, nhờ vậy các nhà sản xuất ô tô dễ dàng tạo
hình cho cụm đèn pha để tăng độ thẩm mỹ cho thiết kế ngoại thất của chiếc xe. Bên cạnh đó, đèn LED
phát ra ánh sáng định hướng chứ không phải ánh sáng khuếch tán, nhờ đó đèn LED là đèn pha có chất
lượng tốt nhất, mặc dù cường độ chiếu sáng thấp hơn đèn Xenon. Bên cạnh đó, đèn LED có khả năng đạt
được cường độ sáng tối đa cực nhanh, chỉ trong một vài phần triệu của giây. Các nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng, đèn LED có thể giúp tăng thời gian phản ứng cho các tài xế lên đến 30%.
Đèn Laser
Đèn Laser là công nghệ chiếu sáng mới nhất trên xe hơi hiện nay. Hiện trên thế giới có rất ít
mẫu xe được trang bị công nghệ này, có thể kể tới một vài mẫu xe như BMW i8 hay Audi R8. Đèn Laser
tạo ra ánh sáng mạnh gấp nhiều lần đèn LED nhưng chỉ tiêu tốn một lượng điện năng bằng khoảng 2/3
so với đèn LED.
Đèn pha Laser trang bị trên mẫu xe BMW i8
Loại đèn này sử dụng tia laser chiếu vào một thấu kính có chứa phốt pho bên trong, chất khí này
sẽ bị kích thích và phát sáng. Tuy có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ cũ nhưng nhược điểm
lớn nhất của đèn Laser là giá thành quá cao. Bộ đèn Laser trên BMW i8 có giá lên tới khoảng 10.000
USD. Bên cạnh đó, lượng nhiệt mà đèn Laser tỏa ra khi hoạt động cũng lớn hơn nhiều so với đèn LED,
vì vậy loại đèn này cũng cần hệ thống giải nhiệt phức tạp.