Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

0
3249

Tư thế lái xe ô tô ảnh hưởng không chỉ đến cảm giác của người cầm vô-lăng, mà còn tác động không nhỏ đến sự an toàn của chủ xe khi tham gia giao thông. Trong cộng đồng tài xế Việt, có những lỗi sai tư thế đã trở thành “thâm căn cố đế” như đặt tay trên vô-lăng hay chỉnh ghế tùy tiện…

Để vận hành “xế yêu” an toàn, tạo cảm giác thoải mái hoặc tránh gây rủi ro tai nạn, ngoài kỹ năng thì tư thế lái của người cầm vô-lăng đóng vai trò rất quan trọng. Những thao tác đặt tay trên vô-lăng, chỉnh gương chiếu hậu hay chỉnh ghế lái đều cần được thực hiện chuẩn xác nhất.

Những kiến thức về tư thế lái xe ô tô an toàn dưới đây tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô từ nhiều hãng sản xuất xe tại Việt Nam cũng như trên thế giới, qua tài liệu hoặc tư vấn trực tiếp tại những buổi đào tạo lái xe an toàn.

1. Cầm vô-lăng như thế nào giúp dễ vận hành nhất?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Tư thế lái xe ô tô an toàn: Cầm vô lăng theo góc 9h15′, không siết mạnh, không quặp ngón tay cái

Các chuyên gia  cho biết, cầm vô lăng ở góc 9 giờ 15′ sẽ dễ vận hành xe nhất dù ở tình huống nào, từ đi thẳng, rẽ phải/trái hay giữ chặt khi đạp phanh gấp hoặc tăng tốc. Góc 9 giờ 15′ là góc hai tay cầm song song ở cùng một độ cao so với mặt sàn xe. Cũng ở góc cầm lái này, trong trường hợp tai nạn xảy ra, hai tay sẽ tạo góc rộng nhất để túi khí bung thẳng vào vùng mặt và đầu người lái. Đặt tay sai góc này có thể cản đường bung túi khí hoặc gay tay nếu rủi ro va chạm.

Thực tế hiện nay là đa số tài xế Việt không có thói quen cầm tay lái đúng góc này, mà thường đạt theo bản năng. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo chủ xe cần thay đổi thói quen này và ý thức được tầm quan trọng của việc cầm vô lăng đúng cách.

2. Vần lô lăng thế nào là tốt nhất khi vào cua?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Kéo là động tác giúp người lái làm chủ vô-lăng tốt nhất. Cấu trúc của cụm điều hướng khiến vô-lăng có xu hướng phản lực trả lại ngược hướng đánh lái. Do đó, tay đẩy sẽ khó có cảm giác chính xác về lực và góc đánh lái như tay kéo. Chú ý, vào cua bên nào thì tay bên đó kéo vô lăng, tay còn lại sẽ đẩy, cách lái này cũng giúp tài xế dễ kiểm soát khi vô-lăng trả lái.

3. Khoảng cách từ vai đến vô-lăng bao nhiêu là phù hợp?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Khi chỉnh ghế lái, tài xế cần cầm thử vô-lăng sao cho tay không quá duỗi hoặc quá gần vô-lăng. Nếu tay để xa vô lăng, tài xế sẽ không thể vần vô-lăng nhiều vòng, dễ bị gãy tay nếu va chạm. Ngược lại, tay đặt quá gần sẽ vướng người dẫn đến khó xử lý tình huống gấp. Khoảng cách hợp lý nhất là cánh tay tạo góc khoảng 120 độ, tương đương khoảng 30-40 cm.

4. Hai ngón cái đặt trên vô-lăng như thế nào?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Tư thế lái xe ô đúng: Tỳ ngón cái lên vô lăng

Thay vì nắm chặt, hãy để hai ngón tay cái tì lên vô-lăng. Đây là cách giữ vô-lăng tốt nhất bởi tay không quá chặt cũng không quá lỏng. Với cách này, tài xế cũng cảm nhận rõ hơn phản xạ của vô-lăng theo mặt đường. Trường hợp xảy ra tình huống gấp hay đánh lái gắt sẽ tránh được nguy cơ bị móc ngón cái vào trong dẫn đến vặn cổ tay.

5. Chỉnh gương chiếu hậu ở tầm nhìn thế nào cho đúng?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Tài xế không nên quá tập trung quan sát phía đuôi hay bánh xe. Bởi lẽ, gương hậu sử dụng nhiều nhất là khi di chuyển trên đường. Do vậy, cần chỉnh gương sao cho thị trường rộng nhất, giúp tài xế tránh điểm mù. Theo chia sẻ của các bác tài dày dặn kinh nghiệm chạy xe, cách tốt nhất là chỉnh gương sao cho tầm mắt ở giữa gương chiếu hậu.

Chỉnh gương tập trung quan sát phía đuôi hay bánh xe thường dành cho các trường hợp lùi xe vào bãi đỗ hoặc địa hình khó, tránh chướng ngại vật trên đường.

6. Lưng ghế lái nên dựng hay ngả về phía sau?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Ghế lái nên ngả về sao khoảng 20 độ so với phương thẳng đứng

Ngả ghế về phía sau sẽ giúp tài xế ngồi lái ở tư thế thoải mái nhất, không đau lưng. Thông thường, góc ngả về sau khoảng 20 độ so với phương thẳng đứng là thích hợp nhất.

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

7. Vị trí giữa mông và lưng thế nào để không đau lưng?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Khi vận hành xe, tài xế nên ngồi kín mít, áp sát lưng, mông vào góc ghập ghế. Việc tạo khoảng hở ở góc gập ghế sẽ khiến lưng của tài xế bị uống cong kiểu chữ C, gây mỏi vài dễ tổn thương cột sống về lâu dài.

8. Chân đạp ga, côn (nếu có) nên để như thế nào?

Những tư thế lái xe ô tô an toàn hầu hết tài xế Việt không biết

Tương tự như khoảng cách giữa vô-lăng và vai. Chân đạp côn, phanh, ga nên tạo thành góc 120 độ khi đạp hết cỡ. Tư thế này sẽ tạo cảm giác thoải mái để điều tiết ga, phanh, đồng thời tránh các chấn thương do tài xế phải duỗi thẳng hoặc đạp cố vì khoảng cách chân quá gần.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây