Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tìm đến mọi nhà. Vì thế, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng tiểu đường sẽ giúp chúng ta có kiến thức phòng và chữa bệnh tốt hơn.
Bệnh tiểu đường tìm đến chúng ta nguyên nhân là do đâu
Thứ nhất: Bệnh tiểu đường có thể do di truyền. Trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh tiểu đường. Vì Gen đóng vai trò quan trọng làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Thứ hai: Người đã mắc bệnh thường là những người béo phì và ít vận động. Sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin nếu cơ thể dư thừa nhiều lượng calo. Không thường xuyên vận động cũng chính là nguyên nhân gây tác động tới tuyến tụy. Và gây áp lực tuyến tụy phải sản xuất insulin. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài. Sẽ làm tuyến tụy bị suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin.
Thứ ba: Tuổi tác cũng là lý do để căn bệnh tiểu đường xuất hiện. Sau 45 tuổi, cơ thể bệnh nhân sẽ hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng để nhiều căn bệnh xuất hiện. Một trong đó có là bệnh tiểu đường.
Thứ tư: Stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Stress thường xuyên có thể làm tăng lượng đường.
Thứ năm: Sỏi thận cũng là một trong những tác nhân gây bệnh tiểu đường.
Thứ sáu: Thức ăn nhanh và thịt đỏ theo các nhà nghiên cứu, thì trong các loại thịt này có chứa hàm lượng Nitrate tăng nguy cơ đề kháng với Insulin. Thịt đỏ, chứa hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ có thể gây bệnh tiểu đường Type 2.
Những triệu chứng cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường
Triệu chứng dễ nhận biết bệnh tiểu đường nhất:
- Ăn nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói liên tục: Nồng độ insulin cao trong cơ thể là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đói.
- Vết thương lâu lành: Mắc bệnh tiểu đường, sức đề kháng giảm mạnh do lượng đường huyết cao. Hoạt động bạch cầu bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm hại của vi khuẩn và vi trùng.
- Các căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng xuất hiện như nấm sinh dục và nhiễm trùng da.
- Mắt có dấu hiệu nhìn rõ hơn bình thường hoặc mờ hơn bình thường.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi và giảm cân đột ngột.
- Khát nước liên tục.
Khi đã mắc bệnh nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng dưới đây:
Biến chứng mắt
Hệ thống mao mạch sẽ bị tổn thương nếu đường huyết tăng quá cao. Một số nguy cơ bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn. Như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điếm. Dần dần thì biến chứng này càng ngày càng nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
Biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng để lại hậu quả cực nặng nề. Và để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh. Cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc tử vong đều là biến chứng do tim mạch gây ra.
Bệnh thần kinh
Bệnh này thường xuất hiện sớm. Bao gồm 2 loại như bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh tự chủ.
Với bệnh thần kinh ngoại biên sẽ ảnh hưởng đến những dây thần kinh. Cảm nhận được đau, nóng hoặc tiếp xúc và thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.
Đối với bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở và tuyến tiết.
Biến chứng thận
Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương tới hàng triệu vi mạch tại thận. Chức năng lọc máu bị suy giảm nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của thận. Nghiêm trọng hơn là thận bị suy không thể hồi phục được.
Biến chứng nhiễm trùng
Một khi lượng đường trong máu luôn ở mức cao ngất ngưỡng thì sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ làm suy yếu hệ thống đề kháng của cơ thể từ đó các bệnh nhiễm trùng ở răng lợi, tiết niệu…xuất hiện và kéo dài dai dẳng, khó điều trị.
Một số biến chứng cấp tính khác cũng hay xuất hiện như:
Hạ đường huyết đột ngột
Lúc này đường huyết của bệnh nhân đang ở mức dưới 3.6 mmol/l. Nguyên nhân tạo nên tình trạng này là do dùng thuốc quá liều, ăn uống quá dè dặt, tập luyện quá sức…những dấu hiệu để nhận biết tình trạng này như đói cồn cào, mệt mỏi, chân tay run, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.
Hôn mê do tình trạng tăng đường huyết
Đường huyết tăng cao có thể gây hôn mê nguyên nhân là bị nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Tình trạng này rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong và dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Đó là lý do mà căn bệnh tiểu đường được cho là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Những biến chứng mà bệnh tiểu đường mang lại sẽ là những mất mát và tổn thương cho chính bản thân bệnh nhân và gia đình vô cùng to lớn. Vì thế, để những điều này không xảy ra, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thường xuyên, duy trì một trạng thái lạc quan, tích cực để phòng ngừa và đẩy lùi căn bệnh.