Hiện nay, kiểu đổ xe “gác nửa chân” không hề hiếm gặp đối với các tài xế Việt có thể gây phù và nhanh hỏng lốp nếu lặp lại nhiều lần
Hiện nay, kiểu đổ xe “gác nửa chân” là cách đỗ xe không hiếm gặp đối với các tài xế Việt ở khu vực đường hẹp, đặc biệt là đỗ xe lên vỉa hè trong thành phố. Người ta thường chỉ để ý đến lợi ích dọn được ít chỗ của nó, nhưng ít ai lại biết đến tác hại do nó gây ra. Trong bài viết này, sẽ nói đến tác hại mà nó gây ra để mọi người cùng tránh và bỏ túi cho mình thêm một kinh nghiệm lái xe.
Kiểu đỗ xe “gác nửa chân” này sẽ khiến bị phù và nhanh hỏng lốp
Khi đỗ xe bên vỉa hè trong thành phố hoặc khu vực có lối đi lại chật hẹp, lái xe thường canh quá sát vào vỉa hè, dẫn tới trường hợp nửa bánh đã lên trên vỉa hè, còn một nửa bánh vẫn còn chênh bên dưới lòng đường. Khi đỗ xe kiểu này, áp lực dồn nén xuống lốp xe không cân bằng, phần thành lốp ở phía trên sẽ phải chịu áp lực lớn hơn phía lốp nghiêng bên dưới. Điều này cũng giống với việc hai người khênh đồ nặng leo cầu thang, người đi sau sẽ bị áp lực nặng hơn người đi trước.
Nếu chỉ đỗ xe kiểu này với số lần ít ỏi trong thời gian ngắn có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hành động này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho lốp xe của bạn không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.
Cụ thể, chỗ bị phù trên lốp sẽ giảm khả năng đàn hồi, giãn mỏng hơn ban đầu, có thể thoái hóa cao su từ từ, vì thế dễ bị nổ, bị cắt bởi đá nhọn, lề đường.
Không đỗ xe kiểu gác nửa chân để bảo vệ lốp xe
Chính vì vậy, các tài xế tuyệt đối cần lưu ý không nên đỗ xe theo cách “liều lĩnh” như thế này. Nếu trong hoàn cảnh đường đi quá chật hẹp, bắt buộc phải đỗ “bánh trên bánh dưới” thì tài xế hãy đưa cả bánh xe lên vỉa hè. Chú ý cách đỗ xe làm sao để bánh xe tiếp xúc với mặt đất để áp lực có thể tác động lên mọi điển trên bề mặt lốp, tránh tình trạng chênh lệch, dồn nén như vậy thì lốp xe sẽ không bị phù.