Lưu ngay 24+ bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây sung

0
3215

Đặc biệt phải kể đến khả năng lợi sữa, phòng chống ung thư, chữa lở loét, mụn mọc ngoài da, hỗ trợ điều trị các căn bệnh trĩ, tiểu đường, dạ dày, sỏi thận hiệu quả…

Cây sung là một trong những loại cây cảnh đã quá quen thuộc đối với người dân Việt từ xa xưa. Người ta thường dùng quả sung, lá sung để ăn, nhưng ít ai biết rằng cây sung còn mang đến nhiều tính tăng chữa bệnh tuyệt vời.

Ngay sau đây, hãy cùng khám phá chi tiết đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh bằng cây sung bạn nhé!

Cây sung mang những giá trị tuyệt vời cho sức khỏe con người

Mẹo trị bệnh từ cây sung

Từ xa xưa, những người phụ nữ sau sinh bị ít sữa đã biết cách dùng quả của cây sung để làm thuốc lợi sữa. Không chỉ thế, chị N.T Bích, 29 tuổi ở Bình Dương còn ghi nhận kết quả chữa bệnh dạ dày hữu ích nhờ loại nguyên liệu thiên nhiên này.

Vài tháng trước, chị Bích thường xuyên bị đau bụng, các cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị, sau đó lan ra toàn bụng, đau kể cả lúc đói lẫn no. Chị đi khám được bác sĩ cho biết bị bệnh dạ dày, kê thuốc tây cho uống, song tình trạng không có sự tiến triển.

Chị được một người bà con mách bài thuốc chữa loét dạ dày bằng quả sung. Tiện sẵn có cây sung trong vườn nhà, chị Bích hái quả, ngâm nước loại bỏ bớt nhựa, để ráo, sao khô, tán bột rồi cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín.

“Mỗi lần, mình dùng 2-3 thìa bột sung, hòa cùng 350ml nước, khuấy đều, uống ngày 2-3 lần trước bữa ăn chừng 20 phút. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, mình cũng rất tích cực ăn sung tươi. Hơn 1 tháng, các cơn đau đã dần thuyên giảm, 2 tháng sau đi khám mình và bác sĩ vô cùng bất ngờ về tín hiệu bệnh được cải thiện.” – chị Bích hào hứng chia sẻ.

Cây sung chứng minh hiệu quả chữa bệnh, được nhiều người tin dùng

Cây sung là cây gì

Cây sung có tên khoa học Ficus racemosa, thuộc họ dâu tằm Moraceae, còn được gọi bằng tên ưu đàm thụ, tụ quả dong.

Đặc điểm của cây sung

Cây sung thuộc loại thân gỗ, cao đến 25-30m, đường kính khoảng 60–90 cm. Vỏ thân cây nhẵn, màu nâu ánh xám. Các cành nhỏ, phiến lá non, chùm quả được che phủ bởi lớp lông tơ mềm màu trắng. Lá hình trứng, mũi mác. Quả mọc thành chùm, hình quả lê, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống.

Phân bố, thu hái, chế biến cây sung

Cây sung mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là khu vực đất ẩm bìa rừng, ven bờ ao, hồ, sông, suối, tập trung chủ yếu khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, New Guinea, Australia.

Tại Việt Nam, cây sung có ở khắp cả ba miền, thường được nhiều gia đình trồng vừa làm cảnh, vừa lấy lá, quả để ăn, chữa bệnh. Nếu như quả thường được muối dưa, kho thịt, cá ăn thì lá sung lại ăn kèm thịt luộc, gỏi, thịt chua rất hợp.

Thành phần hóa học của cây sung

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong 100g quả sung có chứa 1g protein, 0,4g chất béo, 12,6g đường, 49mg Ca, 23mg P, 0,4mg Fe, 0,05mg carotene, hàm lượng chất xơ cao, nhiều vitamin tốt cho sức khỏe gồm vitamin A, C, D, K, canxi…

Trong phần nhựa sung gồm các hóa chất tự nhiên tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Công dụng dược lý của cây sung

Theo Đông y, lá sung vị ngọt, hơi đắng, tiêu thũng, giải độc, dùng chữa sung, lở loét ngoài da. Quả sung tính bình, vị ngọt, chức năng kiện tỳ thanh tràng, sử dụng trị viêm ruột, bí đại tiện, trĩ, mẩn ngứa, mụn nhọt…

Tác dụng cây sung được cả y học truyền thống và hiện đại ghi nhận

Tác dụng của cây sung

Cây sung được phát hiện với khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư, chống loãng xương, xoa dịu thần kinh, ổn định huyết áp, tốt cho bệnh tiểu đường, dạ dày, trĩ. Ngoài ra, góp phần hỗ trợ chữa lành vết xây xát ngoài da, đau đầu, bị mụn nhọt, áp xe vú, ghẻ ngứa…

Cây sung chữa bệnh gì

Như chúng ta đã biết, cây sung được ứng dụng hình thành nên nhiều bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh quan trọng. Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, bạn đừng quên bỏ túi cho mình thông tin gợi ý chi tiết tiếp theo đây.

1. Ung thư dạ dày, ung thư ruột

Dùng 20g quả sung khô, sắc nước uống hàng ngày; hoặc sau mỗi bữa ăn, bổ sung 5 quả sung tươi.

2. Ung thư thực quản

Lấy 500g quả sung tươi, 100g thịt lợn nạc, đem hàm trong 30 phút rồi ăn cả phần cái lẫn nước.

3. Ung thư bàng quang

Quả sung xanh phơi khô 30g, mộc thông 15g, cho chung vào đun nước uống trong ngày.

4. Ung thư phổi gai đoạn đầu

Chuẩn bị 20 quả sung xanh, chè xanh 10, cho vào nồi, thêm nước, đun khoảng 15 phút dùng uống thay nước trà trong ngày để kiềm chế tế bào ung thư sinh trưởng.

5. Chữa khản tiếng

Khi bị khản tiếng, bạn sắc 20g quả sung với nước, pha thêm chút đường, mật ong chia uống nhiều lần trong ngày.

6. Chữa đau họng

Từ trái sung xanh, bạn lấy phơi khô rồi tán mịn. Cứ cách 30-40 phút lấy một ít bột ngậm trong miệng, nuốt dần. Thực hiện vài lần sẽ thấy họng đỡ đau.

7. Lợi sữa

Với những sản phụ sau sinh bị thiếu sữa, đừng bỏ qua bài thuốc từ cây sung để kích thích hoạt động tuyến sữa. Theo đó, bạn dùng 120g sung tươi, 500g móng lợn, đem hầm thật nhừ, thêm gia vị vừa miệng, chia ăn vài lần trong ngày.

Dân gian từ lâu đã biết áp dụng bài thuốc bằng quả sung để lợi sữa cho sản phụ

8. Chữa mụn nhọt, áp xe vú

Trước hết, bạn hãy rửa vị trí bị đau, lau khô, lấy nhựa sung bôi trực tiếp vào đó. Để không phải bôi nhiều lần, mất thời gian, bạn hãy trộn nhựa sung cùng lá non, giá nhuyễn rồi đắp lên, lưu ý tránh phần đầu vú.

9. Trị đau đầu vùng thái dương

Lấy nhựa tươi của cây sung, phết đều lên mặt 2 mảnh giấy đường kính 3cm, dán nhẹ vào 2 thái dương. Lập tức cơn đau đầu được loại bỏ. Đồng thời, bạn dùng 20-30g lá sung non, hoặc hòa 5ml nhựa sung tươi với nước sôi để nguội rồi uống.

10. Trị tiểu đường

Bạn cho 300g lá sung, cùng 1 lít nước vào nồi, đun 15 phút lấy nước uống. Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tháng sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

11. Chữa sỏi thận

Bài thuốc 1: Bạn chọn những quả sung già, đem sao vàng, phơi hay sấy để đảm bảo khô hẳn, tránh ẩm mốc. Mỗi ngày, dùng 100g sung khô đun với 800ml nước, giữ lửa nhỏ, lấy cạn 1/3 để uống.

Bài thuốc 2: Thay vì dùng sung độc vị, bạn nên kết hợp cùng các thảo dược khác để tăng cường chức năng trị bệnh.

Những vị thuốc gồm: sung khô, nhân trần, lá vọng cách, cây chó đẻ, uất kim, atiso, thổ phục linh, cam thảo, bạch truật, đảng sâm, gừng tươi, màng mề gà liều lượng bằng nhau. Cho tất vào sắc cùng 5 bát nước, khi còn 2 bát thì chắt ra. Lần 2 thực hiện tương tự, lấy cạn 1 bát. Trộn 2 lần nước với nhau chia uống đều trong ngày.

12. Chữa đau dạ dày

Thành phần tannin có ở quả sung được chứng minh tác dụng se lành vết loét, tổn thương vùng niêm mạc nên rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Quả sung chứa thành phần tannin làm lành vết loét dạ dày

Bài thuốc 1: Chọn lấy 1kg quả sung tươi, ưu tiên loại quả to, đều, không sâu. Rửa sạch, ngâm nước cho bớt nhựa, vớt ra để ráo, sao khô, tán bột, bỏ vào hũ thủy tinh đậy kín. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 2-3 thìa bột sung, hòa trong 350ml nước, khuấy đều, uống 2-3 lần/ngày, thời điểm trước bữa ăn 20 phút.

Bài thuốc 2: Dùng 1-3 quả sung sấy khô, cho vào ly nước rồi để qua đêm. Hôm sau khi bụng còn đói, lấy uống, ăn cả phần cái.

Kiên trì áp dụng độ 2 tháng, công dụng của cây sung sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên về tình trạng đau dạ dày có sự thay đổi đáng kể. Kết hợp ăn quả sung tươi trong bữa ăn thường ngày để kích thích cảm giác ngon miệng, hỗ trợ trị bệnh nhanh chóng.

13. Chữa táo bón

Quả sung còn xanh, tươi khô đều được bạn dùng 10 quả, thêm 1 đoạn lòng lợn, đem nguyên liệu nấu thành canh ăn. Tiến hành liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

14. Trị lở loét

Quả sung chín đem sao khô, tán bột, rắc lên vùng da bị lở loét, băng lại. Để nâng cao hiệu quả, trước đó bạn có thể ngâm rửa bằng nước lá sung tươi.

15. Chữa sởi trẻ em

Nguyên liệu cần lá sung tật, lá đậu ván, lá dâu, lá cối xay mỗi vị 15g. Tất cả sao vàng để sắc nước uống trong ngày. Trẻ nhỏ 2-5 tuổi mỗi lần uống 20ml, cứ cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.

16. Chữa thủy đậu

Lấy mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo sạch lớp vỏ cứng bên ngoài, đập cho dập rồi bỏ vào nồi nấu, chờ nước âm ấm thì tắm. Liên tục tắm nước vỏ sung 3-5 ngày thủy đậu sẽ bay hết, trả lại làn da nhẵn nhụi, chống sẹo.

17. Chữa mụn cơm

Dùng nhựa từ lá hoặc cành cây sung để khía nhựa rỉ ra, bôi lên mụn ngày 2 lần. Sau 5-6 ngày mụn sẽ rụng, áp dụng đến khi khỏi hẳn.

Trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da, không thể vắng mặt của cây sung

18. Điều kinh ở phụ nữ

Chị em kinh nguyệt không đều, gần đến chu kỳ hãy dùng 60g lá sung, 30g măng sậy, 20g ngải cứu, 5g phèn chua, thêm ít muối để giã nát. Cho chút nước dừa tươi vào quấy đều, chắt lấy nước uống.

19. Chữa viêm khớp

Người bị viêm khớp, dùng 2-3 quả sung, rửa sạch, thái vụn, đem tráng với trứng gà ăn hoặc nấu cùng thịt lợn nạc ăn.

20. Trị bỏng

Lá sung phơi khô, sao vàng rồi tán bột mịn, trộn đều cùng mỡ lợn, bôi vào vết bỏng nhiều lần trong ngày.

21. Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, sốt rét

Bài thuốc gồm vỏ cây sung, cây vú bò, liều lượng bằng nhau (20g). Với vỏ sung, cạo sạch lớp bẩn bên ngoài, thái mỏng, phơi khô; cắt đoạn cây vú bò, phơi khô, nhúng mật ong.

Mỗi ngày sắc một thang lấy nước uống trước bữa ăn chừng 1 tiếng. Khoảng 2-3 tuần sẽ cho kết quả tích cực.

22. Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém

Các vị thuốc: lá sung bánh tẻ 200g; thục địa chích gừng, hoài sơn sao vàng, đảng sâm, liên nhục, hà thủ ô đỏ, táo nhân sao đen, ngải cứu tươi mỗi thứ 100g. Tất cả cần được tán mịn, riêng ngải cứu dùng sắc lấy nước, cho thêm mật ong. Trộn đều nguyên liệu và làm hoàn đường kính 5mm.

Người lớn uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-12 viên (người lớn), 5-10 viên (trẻ nhỏ).

Người yếu mệt dùng nước lá sung để phục hồi

23. Giúp da tươi sáng

Ép nước quả sung (4-5) quả, pha vào đó 1 chén sữa tươi uống hàng ngày. Vài tuần liên tục thực hiện, bạn sẽ thấy làn da trở nên tươi sáng, mịn màng.

24. Chữa trĩ

Những người bị bệnh trĩ cũng đưa ra nhiều đánh giá tích cực bởi cách thức đơn giản, kết quả an toàn.

Bằng cách, bạn dùng lá, quả sung nấu nước, xông, rửa hậu môn vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhiệt độ phù hợp nên là 37-38 độ. Mỗi ngày tiến hành 1 lần, 1 liệu trình kéo dài 8-10 ngày sẽ cho tác dụng trị liệu tốt.

Ngoài ra, bạn còn có thể lấy nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ rất tốt. Song đòi hỏi lưu ý bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, tránh để nhiễm khuẩn.

Những ai nên dùng cây sung

Cây sung chữa bệnh có thể phù hợp cho nhiều người dùng khác nhau. Từ trẻ nhỏ đến người lớn, nhất là người gặp các bệnh lý ngoài da, bị ung thư, trĩ, tiểu đường, sỏi thận, đau dạ dày. Phụ nữ sau sinh thiếu sữa, chị em kinh nguyệt không đều, cơ thể yếu mệt, người bị đau đầu, đau họng, viêm khớp…

Trước khi quyết định dùng cây sung chữa bệnh, bạn cần hiểu rõ tình trạng cơ thể

Đối tượng không nên dùng cây sung

Tuy mang đến giá trị lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Thế nhưng, cây sung lại không thực sự phù hợp cho một số đối tượng, cụ thể:

  • Người đường huyết thấp, hoặc không bị bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều sung sẽ làm giảm đi lượng đường huyết, rất nguy hiểm.
  • Hạn chế dùng sung cho trường hợp người gặp vấn đề về thận, mật, bàng quang, dễ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Các bài thuốc dân gian từ cây sung không khó để thực hiện. Điều quan trọng nhất nằm ở việc bạn cần biết cách ứng dụng đúng liều lượng cho từng loại bệnh, luôn kiên trì, không được nản chí mới nhận thấy hiệu quả trọn vẹn. Tuy nhiên, khi áp dụng chữa bệnh cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để không xảy ra phản ứng phụ ngoài mong muốn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây