Kỹ thuật vào cua tốc độ cao an toàn nhất

0
2790

Việc đánh lái vào cua thông thường với tài mới đã khó mà vào cua tốc độ cao lại càng vất vả và nguy hiểm hơn. Dưới đây, Backhoa.net sẽ hướng dẫn bạn cách vào cua an toàn và dễ dàng nhất.

Với những tài xế lành nghề thì việc vào cua kể cả khi xe đang chạy ở tốc độ cao chỉ là việc đơn giản, có những người thậm chí có thể dùng 1 tay để xoay vô-lăng và không cần đạp phanh vẫn có thể vượt qua các khúc cua một cách chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên, với các xế mới thì việc đạp phanh vào cua vẫn còn là vẫn đề khá nan giải, nhất là khi đang chạy xe nhanh.

Để có thể nhuần nguyễn thao tác vào cua nhanh, bạn cần luyện tập thường xuyên và có sự am hiểu nhất định đối với chiếc xe cũng mình cũng như các dong xe khác nhau để tập phản xạ. Cần biết rằng mỗi dòng xe đều có góc nhìn và tốc độ xoay vô-lăng khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác vào cua của các tài xế.

Quy trình vào cua tốc độ cao

Đầu tiên, bạn phải tiến hành giảm tốc độ. Kể cả khi bạn đang đi xe ở tốc độ cao, vẫn rất khó để bạn có thể vào cua với cùng 1 tốc độ lao trên đường thẳng. Bạn cần biết rằng, tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn, rất dễ khiến xe bị trượt trên mặt đường. Vì vậy, dù bạn có muốn giữ tốc độ như thế nào thì khi đến gần khúc cua, hay nhả nhẹ chân ga để giảm nhẹ tốc độ. Nếu cần thiết thì có thể đạp phanh để xe đi chậm hơn.

Kỹ thuật vào cua tốc độ cao an toàn nhất

Kỹ thuật vào cua tốc độ cao an toàn nhất

Tiếp đó, hãy nhả dần chân phanh khi vào cua. Bạn cần biết rằng nếu phanh quá nhiều khi vào cua thì góc lái sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tiếp đó, hãy về số thấp khi bắt đầu vào cua, ngoài ra thả lỏng chân ga. Chuẩn bị chân côn sẵn sàng, nếu có thể đỡ côn xe thì nên đỡ.

Khi vào cua, bạn cũng cần quan sát khi nền đường để tránh các vũng nước, vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh. Nếu không thể tránh các bãi này, hãy giảm nhẹ tốc độ khi đi qua nó, lưu ý là giảm nhẹ ga thay vì đạp phanh. Trong điều kiện trời mưa, bùn lầy, gập gềnh thì càng cần phải chú ý khi vào cua.

Kỹ thuật vào cua tốc độ cao an toàn nhất

Điểm quan trọng nhất trong quá trình vào cua tốc độ cao, đó là xoay vô-lăng. Bạn cần chú ý xoay vô-lăng sao cho xe không bị lắc đuôi. Mỗi tài xế có cách xoay vô-lăng khác nhau, có thể dùng 1 tay, 2 tay kế tiếp nhau, hoặc xoay kiểu 1-2, 2-1. Trong đó, để quay vô-lăng với tốc độ cao thì cần phải xoay kiểu bắt chéo tay, dù nghe có vẻ hơi kì dị so với hình dung của nhiều người. Thực tế, kỹ thuật bắt chéo tay là một trong những cách quay vô-lăng tiết kiệm thời gian, giảm thao tác. Dù vậy, phương pháp này cũng đòi hỏi luyện tập nhiều và áp dụng thường xuyên:

Có một số phương án xử lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.

Có những cách quay vô-lăng vào cua như sau:

Với kĩ năng quay vô-lăng 1 tay, bạn cần đặt tay lên vị trí cao nhất trên vô-lăng, nới lỏng tay nắm vô-lăng, sử dụng lòng bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất, sau đó quay với hướng nhích lê cạnh bàn tay. Sau đó hãy quay liên tục vô-lăng và giữ. Tiếp đó quay vô-lăng lên điểm cao nhất là hoàn thành.

Với kĩ năng quay vô-lăng chéo tay, bạn cần để tay trên vô-lăng theo cách thông thường và bắt đầu quay vô-lăng cho đến lúc chuẩn bị bắt chéo tay. Nếu bạn quay vô-lăng bằng tay trái thì phải xoay sang phải trong khi tay phải xoay sang trái, nói cách khác là quay bằng tay phải nhưng bắt chéo tay trái và quay bằng tay trái nhưng bắt chéo tay phải.

Kỹ thuật vào cua tốc độ cao an toàn nhất

Bằng cách này, khi bắt đầu quay vô-lăng bằng 2 tay từ vị trí 9 giờ/3 giờ hoặc 10 giờ/2 giờ cho đến lúc tay trái đến hướng 11 giờ và tay phải đến hướng 5 giờ. Kết thúc quá trình, tay phải sẽ đặt ở 12 giờ.

Cần chú ý khi xoay vô-lăng thì nên xoay nhẹ theo hướng ngược lại với chiều di chuyển của xe để tránh hiện tượng trượt lái. Đợi đến khi xe đi thẳng mới xoay vô-lăng theo hướng muốn đi. Sau khi hết cua thì trả lại chậm, tránh thả lái quá nhanh và tốt nhất là không để vô-lăng tự quay. Ngoài ra, tránh để vào cua mà xe bị hãm phanh, rất dễ làm mất lực kéo bánh trước khiến xe loạng choạng, khó đánh lái.

Một số nguyên tắc khi vào cua nhanh

Hạn chế đánh lái: nói cách khác là bạn không nên để hình dáng đường ảnh hưởng tới lộ trình vào cua. Nói cách khác, kể cả đi đường có quanh co bạn vẫn cần giữa xe đi thẳng mà không nhất thiết phải vặn xoắn vô-lăng để đánh lái. Việc đánh lái quá nhiều khi đi tốc độ cao rất dễ khiến xe bị văng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy nên, không cần đánh lái khi cảm thấy không cần thiết.

Đánh lái chậm: thực tế, tốc độ của xe nên ngược với tốc độ đánh lái. Xe chạy càng nhanh thì đánh lái càng phải chậm. Vậy nên khi bạn vào cua với tốc độ cao thì nên hạn chế đánh lái để giữ được tốc độ cho xe.

Sẵn sàng phanh: Dù muốn hay không, bạn vẫn cần phanh khi bắt đầu cua, có thể giữ nhẹ để để phòng các tình huống bất ngờ, nguy hiểm. Để thực hiện điều này, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây:

– Về số trước khi cua: Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, bạn có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua. Nhờ cách này, xe sẽ đi chậm hơn và bạn vẫn có phanh, khi cua xong xe có thể rồ ga tiếp tục tăng tốc mà không bị chậm lại.

– Để số vào cua: Cụ thể là bạn cần mớm phanh rồi mới vào cua. Khi vào cua ở vận tốc lớn, bạn có thể bị văng đuôi do lực li tâm. Nhưng nếu xe bạn không bị kéo đuôi thì một khi góc cua đã chốt, xe có thể vòng đều hết cua. Dù vậy, nếu đuôi xe kéo ra, đầu xe sẽ hướng vào tâm, tức là lao vào trong. Và điều tiếp theo bạn cần sẵn sàng, đó là trả lại thay vì phanh. Trả lái sao cho đầu xe không hướng vào mà hướng ra. Cách này không được khuyến cao sử dụng khi đường có 2 xe trở lên vì rất dễ gây tai nạn.

Đánh lái không cố định: cách đánh lái khi vào cua của mỗi tài xế lại khác nhau, trên các dòng xe số sàn hay xe số tự động, xe đời mới đời cũ lại có sự khác nhau về cảm giác. Có những người khuyên nên dùng 1 tay chuyển số cũng có người muốn xoay 2 tay. Bạn nên linh động và chọn cách phù hợp với bản thân nhất, tranh gò bó theo khuôn mẫu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây