Gặp gỡ với bác Trần Thị Đáy, một bệnh nhân đau lưng trong thời gian dài chúng tôi mới có dịp hiểu rõ hơn những khó khăn mà những người đau lưng phải gánh chịu
Thưa cô, bây giờ những vấn đề khiến cô khó chịu nhất là gì ạ?
Hiện tại cô đang bị mỏi vùng vai gáy, đau cổ, đang lan xuống cánh tay đến tận đầu ngón tay làm cô khó chịu lắm. Nhiều lúc nó buốt trong xương, ngoáy đi ngoáy lại mà khó, cứng, nhiều khi phải quay cả người trong lúc nấu ăn rất khó khăn.
Cô có bao giờ bị mất ngủ không ạ?
Có cháu ạ, nó đau đớn lắm làm sao cô ngủ được. Nếu hôm nào trời lạnh phải giữ ấm, chứ tắm lạnh vào nằm là sáng ra cứng luôn.
Cháu nghĩ là những cơn đau như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của cô?
Trong sinh hoạt hàng ngày, do đau đớn nên nhiều lúc mình hay cáu gắt!
Cô có biết là nếu để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả gì không ạ?
Trên tivi họ cũng nói nhiều, bị thoái hóa đến lúc không đi được, nằm liệt thì chết.
Đau lưng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có thể do ảnh hưởng của thoái hóa cột sống, làm việc sai tư thế,… từ đó dẫn đến những chấn thương, cột sống bị chèn ép. Vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn và tránh được những khó chịu do bệnh đau lưng gây nên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bên dưới:
Nguyên nhân nào khiến người ta bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng?
Nói về sự thoái hóa cột sống cũng như thoái hóa xương khớp nói chung, thì chúng ta phải nghĩ rằng nó là do quy luật tự nhiên. Thứ 2 là do những bệnh tật khác như phụ nữ mãn kinh, bệnh tiểu đường, bệnh loãng xương, những người lạm dụng corticoid hoặc buộc phải dùng corticoid lâu dài thì cũng gây nên loãng xương, yếu tố sinh hoạt không phù hợp với tư thế và sinh lý của cột sống. Bên cạnh đó, có những người mang dị tật bẩm sinh, tật đốt sống, tật gù, vẹo hoặc những chấn thương, phẫu thuật, khối u làm lệch vẹo cột sống ở tư thế không sinh lý và không phù hợp với giải phẫu tự nhiên của con người. Là những nguyên nhân chính, thúc đẩy đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.
Đau lưng là một biểu hiện dễ thấy nhất ở thoái hóa cột sống. Ngoài ra còn những triệu chứng khác như:
Triệu chứng cơ bản là đau. Nhưng ta có thể chia thành 3 thể chính:
Thứ nhất
là đau lưng cấp, nghĩa là khi gặp trời lạnh, thời tiết không thuận lợi, do một tư thế lao động nào đó không phù hợp làm ta đau nhói. Về y học hiện đại người ta gọi đó là lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm, đau kèm theo co cứng cơ lưng làm giảm và hạn chế vận động.
Thứ hai
là đau lưng mãn tính, thường xảy ra đau âm ỉ, đau thường xuyên, nếu gặp lạnh hoặc ẩm thấp thì ban đêm đau tăng lên nhiều, ban ngày đỡ hơn, chườm nóng thì dễ chịu, nhiều trường hợp đau cả ngày lẫn đêm, đau âm ỉ, lười hoặc rất ngại vận động.
Thứ ba
với những người thoái hóa cột sống thắt lưng kèm theo hiện tượng đau xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Trong đó những người đau thần kinh tọa hai bên phải rất cảnh giác vì đấy là một bệnh nặng, ví dụ như lao đốt sống, ung thư đốt sống hoặc bệnh nào đó nặng hơn,… lúc đấy cần sự tư vấn chính xác của bác sĩ.
Rất nhiều bạn trẻ hay kêu đau lưng sau một ngày làm việc, đặc biệt là vùng thắt lưng. Vậy bệnh đau lưng và thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa hay chỉ là triệu chứng thông thường khi phải làm việc quá vất vả?
Người ta còn gọi là hội chứng bệnh sinh viên, hội chứng bệnh thời đại. Tức là trong thời đại kinh tế trí thức, con người vận động theo tự nhiên ít dần, việc ngồi trước bàn giấy đặc biệt ngồi trước máy tính khá nhiều với tư thế cố định, lúc đấy quên mất rằng cột sống đang ở tư thế rất bất lợi. Chính vì thế, đã tạo nên những vi chấn thương tích lũy dần gây đau lưng, mỏi lưng, khó chịu, thậm chí là thoái hóa đốt sống cổ sớm hơn do tư thế lao động không tốt và các chế độ sinh hoạt không phù hợp.
Hướng điều trị cho người bị đau lưng
Ở bệnh nhân đau lưng, đau dọc theo mặt sau của chân, thoái hóa cột sống gây đau thần kinh tọa ở lưng… Lời khuyên đầu tiên là phải có chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý, tránh những động tác gây san chấn nặng thêm.
Tiếp đó, cần sử dụng các loại thuốc điều trị bao gồm nhóm thuốc có tác dụng giảm đau giai đoạn giai đoạn cấp, thuốc hỗ trợ xương gồm canxi và vitamin D, thuốc làm mềm hệ thống cơ là những biện pháp cơ bản dành cho người bệnh.
Trong thời gian bệnh nhân đi lại có thể sử dụng thêm đai cột sống hỗ trợ trục cột sống thắt lưng để giảm bợt áp lực cơ thể trở xuống và giúp bệnh nhân đỡ đau.
Việc sử dụng phương pháp châm cứu và vật lý trị liệu cho người bị đau lưng
Với bệnh nhân ở giai đoạn đau cấp cần từ từ, chưa can thiệp các biện pháp bổ trợ vội kể cả trong vấn đề tập luyện. Vì nếu tập luyện quá sẽ làm hệ thống cơ co lên dẫn đến đau tăng. Đợi khi đỡ đau hơn rồi áp dụng các biện pháp bổ trợ là rất cần thiết.
Việc phối hợp giữa phương pháp Đông và Tây y trong điều trị đau lưng
Y học cổ truyền góp phần đưa ra phương pháp điều trị bảo tồn tốt trong các dạng thoái hóa xương khớp trừ những trường hợp phải can thiệp phẫu thuật hay liệu pháp khác. Y học cổ truyền là phương pháp điều trị tương đối toàn diện.
Về bài thuốc y học cổ truyền có Độc hoạt tang ký sinh, hiện nay cải tiến hơn có bài Viêm xương khớp bách liên . Trên cơ sở bài Độc hoạt tang ký sinh, có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can thận và thông hoạt kinh lạc. Khu phong là trị các chứng đau di truyền, tê bì, dị cảm, tán hàn (đuổi cảm). Trong trừ thấp, thấp làm người đau nhức, nặng nề, khó chịu, khó vận động. Bổ can thận, thận là chủ cốt, nếu bổ thận sẽ giúp cho các hệ xương khớp vững bền, kể cả răng; bổ can tức là bổ can huyết, các cụ có câu: Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt.
Ngoài ra trong bài thuốc còn có các thành phần làm lưu thông và hỗ trợ huyết mạch, tăng thích ứng dẫn truyền thần kinh gọi là lưu thông kinh mạch. Bài thuốc còn được gia vị thêm Cao quy bản giúp bổ âm, bổ huyết; còn có các khoáng vi lượng, đặc biệt là selen làm trẻ hóa hệ xương và hệ thần kinh. Bài thuốc không có yếu tố kích thích dạ dày, hệ thống tiêu hóa, có nguồn gốc từ tự nhiên nên việc dung nạp, tiêu hóa dễ hơn.
Đây là bài thuốc kinh điển dùng tốt cho lứa tuổi cao, ở tuổi trẻ dùng sớm có tác dụng phòng bệnh, tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.