Cây đủ đủ và 20 tác dụng tuyệt vời đến khó tin

0
3172

Cây đu đủ được biết đến như một loại cây trồng để ăn quả quanh năm. Một loại cây rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta thường biết đến cây đu đủ trong việc ăn trái, việc ăn các món ăn có các thành phần của cây đu đủ. Tuy nhiên cây lại có rất nhiều các tác dụng mà ít người có thể có kiến thức về nó. Hôm nay Backhoa.net sẽ giới thiệu với các bạn đọc giả các kiến thức về loài cây này. Các kiến thức được đúc rút từ kinh nghiệm của giáo sư Đỗ Tất Lợi và đã được viết thành sách.

Đu đủ là cây gì

Cây đủ đủ còn có tê là phiên mộc, cà lào, mắc hung, lô phong phle ( tiếng campuchia) và phan qua thụ. Tên khoa học được gọi là Carica papaya L thuộc họ đu đủ Papauaceae.

Cây đủ đủ và 20 tác dụng tuyệt vời đến khó tin

Các bộ phận hữu dụng của cây đu đủ được dùng để chế biến và làm thuốc như: quả đu đủ được dùng quả xinh và chín, dùng hạt, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit cacpain và hoa đu đủ.

Cây đu đủ có nhiều tác dụng và ngày càng được phát triển và nghiên cứu. Do đó đã có rất nhiều nước tìm hiểu và trồng công nghiệp loại cây này. Ở Châu Phi có nước Tangianica với diện tích khoảng 1 triệu m2 và 7.5 triệu dân nhưng hàng năm đều xuất khẩu cảng dển 103 đến 132 nghìn tấn nựa đu đủ. Uganđa châu Phi với diện tích 240 nghìn km2 và 5 triệu dân đã xuất khẩu 36 nghìn đến 55 nghìn nhựa đu đủ.

Đặc điểm cây đu đủ

Cây cao khoảng từ 3 đến 7 mét, thân cây thẳng mềm và đôi khi có phân nhánh. Do cuống lá rụng nên vỏ cây mang rất nhiều sẹo của cuống. Lá được mọc so len trên ngọn và có phiến lá to, được chia ra làm 6 đến 9 thùy. Thùy có hình dạng trứng nhọn ở đầu, có răng cưa không được đều, cuống lá rỗng và lá có chiều dài từ 30 đến 50 cm.

Hoa có màu trắng hoặc màu xanh thường được mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa có cuống dài. Hoa đực có tràng ngắng hơn hoa cái, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình trứng, thịt to, dài từ 20 cm đến 30 cm, đường kính từ 15 cm đến 20 cm. Quả đu đủ dầy mình, ban đầu có màu xanh khi chưa chín, khi chín có màu vàng hoặc da cam . Ruột quả có nhiều hạt màu đen, hạt có mọng nhầy xung quanh, hạt to như hạt tiêu.

Cây đủ đủ và 20 tác dụng tuyệt vời đến khó tin

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đặc biệt là papain trên thị trường quốc tế. Gần đây trường đại học nông nghiệp tại Tamil Nadu thuộc Ấn Độ đã nghiên cứu thành công giống đu đủ mới có tên là CO.5 có lượng papain trong quả rất cao. Lượng papain trong mỗi quả lấy được khoảng từ 14g đến 15 gam. Trong khi đó lượng papain lớn nhất trong một quả thời điểm bấy giờ chỉ từ 4 gam đến 5 gam (giống CO.1 và CO.2).

Loại giống CO.5 này cao khoảng 90cm đến 100cm. Loại này cánh hoa, cuống lá, thân cây và quả đều có màu đỏ tía, quả to và nặng hơn so với các loại trước đó. Sau khi lấy papain thì quả đu đủ vẫn còn cần thiết sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Do hàm lượng phân giải protein vẫn còn lớn ( khoảng 11.6 đơn vị) và lượng protein cũng cao khoảng 72.2%. CO.5 cũng được trồng ở nhiều nơi, phù hợp với nhiều loại đất đai.

Thu hoạch hàng năm mỗi cây khoảng 70-80 quả trong 2 năm, 1 quả nặng khoảng từ 2 đến 2,5 kg. Năng suất mỗi năm mỗi ha sẽ cho khoảng 500 tấn quả tương ứng với 1500 kg đến 1600 kg papain. Tỷ lệ chi phí và doanh thu được thống kê là vào khoảng 1/3.3, người dân có thể trồng ở nơi đất khô cằn, ít mưa.

Phân bố, thu hái và chế biến đu đủ

Cây đu đủ có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó lan dần sang các vùng khác, Ở Việt Nam, cây đu đủ được trồng tự nhiên ở mọi nơi, tùy từng khu vực mà đu đủ có các vị ngọt nhạt khác nhau. Việc trông theo quy mô công nghiệp đang được tích cực phát triển.

Cây có thể được trồng bằng hạt: Có thể lấy hạt đi gieo thành cây con rồi đánh đi trồng trên vờn hoặc ngại tại chỗ. Đu đủ có 2 loại là đu đủ đực và đu đủ cái, tuy có nhiều nhận định là loại có hạt đen và rễ ngoằn ngèo hơn là cây cái. Tuy nhiên đây chỉ là dự đoán dựa trên kinh nghiệm mà chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

Cây được trông từ 8 đến 10 tháng là có thể chuẩn bị thu hoạch. Cây sẽ có thu hoạch tốt nhất từ năm 3 trở lên.

Thành phần hóa học của cây đu đủ

Đu đủ chín chứa các thành phần hóa học gồm 90% nước, các chất đường trong quả chủ yếu là glucoza khoảng 8.5%, một ít chất béo, protein, muối vô cơ và nhiều loại vitamin như A,C và B và một số loại khác. Vào năm 1946 Solano Salcedo đã nghiên cứu và cho thấy axit bay hơi 1.3%, axit không bay 6.1% và toàn bộ là 7%. Protein tính chế 0.35% đến 0.64%, ni tơ (Nx 0.65) 0.6% đến 0.86%, đường 4.3% đến 7%, xenluloza 0.9% đến 11%, nước 64%, photpho 0.223% và các loại khác như canxi, magie, sắt, vitamin C và riboflavin, thinamin…

Đu đủ xanh và các bộ phận khác như lá, rễ, thân đều chứa nhựa mủ ( latex). Có nhiều nhất ở quả xanh, quả xanh chứa khoảng 4% trọng lượng mủ. Một cây thì sẽ cho được 100 gam nhưa trên năm. Cách lấy nựa khi quả vần còn trên cây, dùng dao hay vật sắc nhọn rạch dọc quả đu đủ. Hứng nhựa rồi đem sấy khô ở khoảng 50-60 độ. Khi chín nhựa mủ này không còn nữa mà chỉ còn nhựa resine, có đặc trưng màu vàng đỏ. Khi được chích nhựa quả xanh sẽ sớm chín hơn.

Cây đủ đủ và 20 tác dụng tuyệt vời đến khó tin

Nhựa mủ có chứa men papain , chất mỡ, axit malic, men phân hủy, chất béo, tyronin, lexin. Men papain có tác dụng tiêu hoác các protit, chất thịt để giải phóng các a xit amin như tryptophan, acginin, alanin, glycocola.Tác dụng này của men papain được làm trong môi trường axit, trung tính, kiềm thì tốt nhất ở đoạn PH từ 6.4 đến 6.5. Nhiệt độ phù hợp khá cao khoảng 80-90 đô, tuy nhiên nếu cao quá sẽ làm mất hết tác dụng.

Ở nhiệt độ thường thì papain làm cho lòng trắng trứng gà giảm độ sền sệt khi tiếp xúc. Men papain bị cồn làm kết tủa trong cả nước, trong phản ứng hóa học anbumin. Thành phần trong men papain bao gồm men pilaza và men peroxydaza. Men papain không để được lâu, sau khoảng 7 năm chúng có thể bị mất tính giảm protit. Thành phần khi kết tinh gồm : 52,1% C, 7.12% H, 15% N, 1,2% S.

Trong hạt, quả và lá có chất ancaloit đăng được gọi là cacpain và chất glucoxi được gọi là cacpozit. Thành phần của Cacpain được hiểu như sau: Cacpain được kết tinh dưới dạng hình khối lăng trụ. Nhiệt độ chảy là 121 độ C, không tan trong các chất dung môi và nước. Cacpain cũng có nhiều tác dụng như digitalin là thuốc hỗ trợ tim.

Trong hạt và các bộ phận khác, chúng còn chưa các tế bào myrozin và tế bào chứa kalj myronnat. Khi giã hạt với nước chúng phản ứng với nhau sẽ tạo ra mùi diêm sinh, mùi hắc.

Trong rễ cây chưa kali myronat, lá thì nhiều myrozin, trong vỏ hạt thì có myrozin nhưng ko có kali myronat. Hạt cây chứa 8.2% nước, 8.8% tro, 15,5% hydrat cacbon, 17% sợi, 24% chất anbuminoit, 26,3% dầu.

Tác dụng của cây đu đủ

1. Men papain có tác dụng giống với men pepsin của dạ dày, và giống cả men trypsin của tụy tạng trong việc tiêu hóa thịt. Làm các vi trùng Gram âm và dương chậm phát triển. Nhưng vi trùng Staphyllococ, thương hàn rất nhạy cảm đối vớ papain.

2. Papain còn có thể làm đông sữa, giải độc đối với toxabumin 18 mg và toxin. Papain trong dung dịch khoảng 2% trung tính thì sẽ có được 10mg rixin là một loại chất độc trong thầu dầu. 2mg của papain trung tính sẽ được10 liều độc của toxin yết hầu và 4 liều độc của loại toxin uốn ván. Papain còn trung tính được độc ancoloit như sau: khoảng 12,5 gam papain sẽ trung tính được độ độc của stricnin khoảng 2,5 mg.

3, Nhựa đu đủ được chế biến là liều thuốc trị giun, nó có tác dụng trên giun sán lơn, giun kim, giun đũa. Tuy nhiên lại không ảnh hưởng đến giun móc. Cần chú ý khi cho lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun thì lợn mà gầy khó vỗ béo trở lại.

4. Chất Cacpain có tác dụng làm chậm nhịp tim, nhiều người sử dụng để thay thế thuốc chữa tim.

5. Hạt đu đủ còn chứa nhiều kháng sinh loại mạnh.

6. Đu đủ chín ăn là một loại món ăn cực kỳ bồi bổ sức khỏe, làm tăng khả năng tiêu hóa các chất thịt, lòng trắng trứng.

7. Trị bệnh loét dạ dày bằng cách dùng quả đu đủ xanh nấu với thịt gà. Tuy nhiên sẽ có trường hợp bị giảm cân. Trong dân gian họ còn nấu với một số loại thịt cứng, để đu đủ chóng dừ. Một số trường hợp bị giảm cân.

8. Đu đủ xanh có thể dùng để bôi mặt, hoặc các vế thương ở mặt hoặc tay.

9. Trị giun bằng nhựa đu đủ, tuy nhiên cần phải tránh tuyệt đối vòng tay trẻ em. Nhưng người bệnh loét dạ dày chú ý. Còn được dùng để bôi ngoài chữa bệnh chân trai, bệnh can tiễn, sang thấp và hột cơm.

10. Nhựa đu đủ còn dùng để chế tạo bia trong ngành công nghệ thực phẩm, trong ngành kỹ nghệ thì làm cho sợi không co

11. Lá đu đủ dùng gói các loại thịt cứng sẽ trở lên nhanh dừ hơn, dúng nước sắc lá đu đủ để giặt máu dính trên vải, quần áo. Có thể dùng để rửa vết thương, vết nở loét.

12 Chữa bệnh biếng ăn của ngựa, bò bằng cách thái là đu đủ nhỏ ra rồi trộng với thức ăn của chúng.

13. Cầm máu cho người bị băng huyết bằng cách sắc rễ cây đu đủ

14. Chữa bện ho bằng cách dùng hoa đu đủ tươi hoặc khô hấp với đường để chữa trị ho , mất tiếng, ống phổi.

15. Trị đau lưng, mỏi gối: đu đủ 30 gam, cam thảo 3 gam, kỷ tử 10 gam, ngưu tất 15 gam sắc uống.

16. Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát rồi lấy phần đã giã gói vào khăn hoặc miếng vải đắp lên thái dương.

17. Dưỡng da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5 kg, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hộ, sữa tươi 4 ly nếu loại tươi phải bóc vỏt, đường phèn vừa đủ. Cho mọi nguyên liệu vào bát chưng lên khoảng 2h rồi ăn, nhớ lưu ý ăn nóng

18. Dùng làm mỹ phẩm: Đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn rồi đắp lên mặt tạo thành mặt lạ giúp hết mụn trứng cá (Paul Neinast – Dallas).

19. Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100 gam, củ cà rốt 100 gam, chuối 100 gam. Xay trong nước dừa non nạo và mật ong cho đủ ngọt. 2 ngày uống một lần.

20. Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng khi đói. ăn liên tiếp nhiều hôm ( 3 đến 5 hôm)

Trên đây là những kiến thức được backhoa.net chia sẻ về toàn tập cây đu đủ. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc nâng cao kiến thức. Hãy like, share bài viết để nhiều người nhận được các kiên thức này hoặc để lại comment nếu bạn cần hỏi thêm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây