Bởi vậy, người ta thường ví von, dâu tằm như thứ “thần dược” được thiên nhiên ban tặng cho con người. Hãy cùng khám phá ngay những thông tin hữu ích dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách thức trị bệnh, cùng một vài lưu ý hữu ích bạn nhé!
Cây dâu tằm là một trong những loại cây đã vô cùng thân thuộc đối với người Việt từ bao đời nay. Ngoài việc dùng quả để ăn, làm siro, ngâm rượu, hay dùng lá nuôi tằm lấy tơ dệt vải, ít ai biết rằng tất cả bộ phân trên cây dâu tằm đều được sử dụng làm thuốc, góp phần chữa nhiều loại bệnh.
Cây dâu tằm quen thuộc với người dân Việt từ ngàn đời xưa
Mẹo trị bệnh từ cây dâu tằm
Sinh ra và lớn lên tại huyện Phúc Thọ, làng quê yên bình bên bờ sông Đáy, nơi nổi tiếng là một trong những vựa dâu lớn bậc nhất Hà Nội, chị L.N Anh đã được ông bà truyền dạy nhiều bài thuốc hữu hiệu từ cây dâu tằm.
Chị Anh bật mí: “Đến mùa dâu quả, trong nhà mình lúc nào cũng có vài bình siro dâu để giải khát. Đặc biệt, mình còn ứng dụng các bộ phân trên cây dâu tằm làm thuốc, nâng cao sức khỏe cho cả gia đình như trị táo bón, chữa ho, làm mạnh gân cốt, trị mất ngủ, làm đẹp da, đẹp tóc…”
Theo chị, khi bị táo bón, chỉ cần lấy khoảng 300g lá dâu tằm (loại lá bánh tẻ). Rửa sạch vò nát, bỏ vào để nấu với 2 lít nước, duy trì lửa nhỏ để thành phần dưỡng chất trong lá dâu tằm tiết ra hết, nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Sôi 15 phút, bạn lấy ra để nước nguội, uống trong ngày. Thực hiện liên tục chừng 3 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Hoặc bạn cũng có thể nấu canh lá dâu với hến, xào trứng… ăn cũng giảm táo và trừ độc cực tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa.
Các bộ phận trên cây dâu tằm đều có thể dùng làm thuốc
Thận trọng khi dùng cây dâu tằm chữa bệnh
Cây dâu tằm được ghi nhận công hiệu chữa táo bón tốt, thế nhưng chị Anh cũng lưu ý rằng sau khi khỏi, nên dừng lại việc dùng lá dâu tằm. Bởi nếu lạm dụng có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc bị giảm đường huyết nguy hiểm.
Cây dâu tằm là cây gì
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L (1), thuộc họ thân gỗ. Còn được gọi với tân khác như cây tầm tang, cây dâu cang, cây mạy môn.
Đặc điểm của cây dâu tằm
Dâu tằm thuộc loại cây thân gỗ, cao từ 3-5m. Cành mềm, lúc non có lông tơ sau màu trắng xám, nhẵn. Phần lá mọc so le nhau, hình bầu dục, mũi nhọn và khía răng cưa.
Hoa dâu tằm đơn tính, vô cánh, mùa hoa vào tháng 4-5. Quả dạng bế hình cầu, màu trắng, xanh lúc còn non và khi chín chuyển các màu hồng, đỏ đậm, tím đen, vị hơi chua, ngọt, mùa quả tháng 6-7.
Phân bố, thu hái, chế biến dâu tằm
Cây dâu tằm nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng phổ biến ở khắp các nước châu Á. Tại Việt Nam, xa xưa ông bà đã biết nuôi tằm và bắt đầu trồng dâu tằm, duy trì đến ngày nay.
Ở Việt Nam, cây dâu trồng nhiều ven các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, các gia đình Bắc Bộ, một số phân bố khu vực Lâm Đồng, Đồng bằng sông Cửu Long…
Nếu như vùng Bắc bộ trồng cây dâu chủ yếu để nuôi tằm, lấy quả, thì miền trong thu hái quả chế biến thành các sản phẩm mứt, kẹo… Không chỉ thế, toàn bộ bộ phận của cây dâu tằm đều được tận dụng nhằm mục đích chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Quả dâu tằm thu hoạch tháng 6-7. Vỏ rễ thường thu hoạch cuối thu khi lá rụng, người ta cạo hết vỏ ngoài, rửa sạch, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hoặc sấy khô.
Trong khi đó, tang phiêu phiêu lấy độ tháng 5-8, lúc này bọ ngựa vào mùa sinh sản, cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Chúng giao phối, đẻ trứng buổi tối, trứng đẻ sau 1 ngày phần bỏ sẽ khô, bám chặt vào thân cây. Người dân bóc lấy tổ về sấy khô cho chín phần trứng bên trong dùng làm thuốc.
Đặc điểm cây dâu tằm
Thành phần hóa học cây dâu tằm
Lá dâu giàu axit amin, chứa nhiều hoạt chất nhiều tốt cho sức khỏe như morocetin, ecdysteron, inokosteron, umbelliferon, scopoletin, a-, b- hexenal, scopolin, trigonellin….
Quả dâu có hàm lượng đường (glucose, fructose), axit succinic,axit malic, tanin, caroten, protein, vitamin C, sắc tố đỏ anthocyanidin.
Tác dụng của cây dâu tằm
Theo Đông y, tác dụng của cây dâu tằm nằm ở mọi bộ phận:
Lá dâu tán phong, thanh nhiệt, sáng mắt, hỗ trợ trị liệu đái đường, ức chế trực khuẩn thương hàn hay tụ cầu khuẩn. Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, đem phơi hoặc sấy khô có khả năng thanh phế nhiệt, lợi thủy, hạ suyễn, tiêu sưng.
Cành dâu hay còn gọi là tang chi vị đắng, tính bình, trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiêu, chữa ho hen suyễn, phù thũng, bí tiểu, cao huyết áp, tiểu đường và mạnh xương cốt. Quả dâu tác dụng dưỡng huyết và bổ gan thận, trừ phong hiệu quả.
Tầm gửi cây dây hay còn gọi là tang ký sinh, tốt cho cơ khớp, hạ hồng cầu, an thai. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) vị ngọt, mặn, tính bình, ích thận, lợi tiểu, cố tinh.
Công dụng của cây dâu tằm
Thật hiếm để tìm thấy một loại cây nào lại tận dụng mọi bộ phận để làm thuốc chữa bệnh như dâu tằm.
Lá dâu dùng làm thức ăn nuôi tằm, rau ăn kèm các món gỏi, nướng, nấu canh… Kết hợp các dược liệu khác để làm đẹp da, trị bệnh về mắt, chóng mặt, đau đầu, cao huyết áp, cảm mạo, tiểu đường, trị ho, ra mồ hôi trộm…
Quả dâu tằm ăn tươi, làm siro, làm mứt, kem, sữa chua, bánh… Ứng dụng trường hợp cần bổ thận, tránh dương, sáng mắt, an thần, hỗ trợ tiêu hóa, giúp đen râu tóc. Vỏ rễ cây sử dụng khi cần chữa ho ra máu, viêm phế quản, viêm họng kèm sốt…
Tang ký sinh, phần cành mang lá của cây tầm gửi trên cành dây tằm cường kiện gân cốt, chống động thai dọa sẩy… Tang phiêu phiêu chứa nhiều hoạt chất quý, tốt cho sức khỏe sinh lý.
Cây dâu tằm ăn trị bệnh gì
Khi đã biết được cây dâu tằm có tác dụng gì, giờ là lúc bạn nên tìm hiểu về các bài thuốc hỗ trợ trị bệnh tuyệt vời mà nó mang lại.
1. Trị đau mắt đỏ
Lá dâu tươi phơi khô, giã nát, đốt thành than đen, nấu lấy nước để rửa mắt liên tục trong nhiều ngày sẽ bớt đau, giảm sưng tấy. Nếu hay bị đau mắt, bạn dùng lá dâu hãm nước sôi, để nguội, hàng ngày rửa mặt rất nhanh khỏi.
2. Chữa cao huyết áp
Lá dâu nấu canh cùng các diếc, ăn cả cái và nước, giúp ổn định huyết áp.
3. Chữa tiểu đường
Quả dâu chín, ép nước rồi cô thành cao, mỗi lần dùng 5g, ngày uống 3 lần để điều hòa đường huyết.
4. Trị mồ hôi trộm
Kinh nghiệm dân gian truyền lại, nếu trẻ nhỏ hay ra mồ hôi trộm, chỉ cần hái 7-9 lá dâu non, nấu cùng 8g hạt sen và 6g hoàng kỳ. Cho bé uống nước, có thể thêm chút đường sẽ khỏi.
5. Dưỡng huyết, bổi bổ sức khỏe
Quả dâu chín sắc lấy nước, sau hoàn với đường phèn để uống hàng ngày sẽ tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái.
6. Chữa chảy máu cam
Dùng lá dâu trắng non, rửa sạch, vo tròn, nhét vào lỗ mùi làm máu cam ngưng chảy.
7. Trị mất ngủ
Bài thuốc 1: Cần có 60g quả dâu tươi chín (thay thế bằng 30g quả sấy khô) sắc nước uống mỗi ngày 2 lần chiều, tối để dễ vào giấc ngủ.
Bài thuốc 2: Trường hợp người mất ngủ kinh niên, dùng quả dâu chín, thục địa, bạch thược mỗi loại 15g đun nước uống.
8. Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Bài thuốc 1: Tầm gửi dâu, tế tân, tần giao, quy thân, sinh địa, bạch thược, phòng phong, xuyên khung, phục linh, nhục quế, nhân sâm, đỗ trọng, cam thảo, ngư tất mỗi thứ 8g; độc hoạt 12g. Cho tất cả vào sắc nước uống.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị tang ký sinh 16g; tục đoạn, đảng sâm, thục địa, cẩu tích, bạch truật, ý dĩ, tỳ giải, hoài sơn, hà thủ ô mỗi thứ 12g để lấy nước uống. Đjăc biệt hữu hiệu với trường hợp đau dây thần kinh do thoái hóa cột sống chèn ép.
Bài thuốc 3: Tầm gửi dâu 20g; hồ ma, tục đoạn, câu kỷ tử, ngưu tất, đương quy mỗi vị 12g; hà thủ ô đỏ 16g sắc uống.
Bài thuốc 4: Tác dụng cây dâu tằm đã được nhiều người đau xương khớp ghi nhận. Một trong số đó phải kể đến bài thuốc ngâm rượu. Bạn lấy 100g tang ký sinh thái mỏng, 200g quả dâu chín ngâm trong 500ml rượu. Sau 1 tháng lấy ra dùng, mỗi ngày uống 20ml.
Bài thuốc 5: Cành dâu, cỏ xước, mắc cỡ đỏ, gốc và rễ cây lá lốt mỗi thứ 16g; rễ cây bưởi bung, tang ký sinh, nhiên nhiên kiện mỗi vị 12g. Đem tất cả sắc nước uống 1 thang ngày 2 lần, kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày.
9. Chữa thận hư, đau mỏi gối
Bài thuốc 1: Tang ký sinh 20g; ngưu tất 16g; sinh địa, đỗ trọng bắc, đương quy mỗi thứ 12g; phòng phong, độc hoạt, xuyên khung, tần giao mỗi loại 8g; tế tân, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc kỹ để uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Nguyên liệu cần có 50g tang ký sinh, thận lợn 1 cái. Nấu tang ký sinh lấy nước, thận lợn đem rửa sạch, thái mỏng, cho vào nấu cùng nước thuốc đã chuẩn bị, thêm gia vị và hầm chín để ăn.
10. Dưỡng khí huyết, đen râu tóc
Quả dâu chín ngâm đường làm siro uống nước mỗi ngày. Không chỉ thanh nhiệt mà còn dưỡng khí huyết tốt, làm đen râu tóc.
Siro dâu là thức uống giải nhiệt được nhiều người yêu thích, tốt cho khí huyết
11. Chữa phù thũng
Bài thuốc gồm vỏ rễ dâu, phục linh bì, vỏ quả cau mỗi thứ 16g; vỏ quýt, vỏ củ gừng mỗi vị 8g. Sắc nước uống chữa phù thũng.
12. Điều trị chứng ho ra máu
Lấy 1kg vỏ, rễ của cây dâu tằm tươi. Ngâm nước vo gạo 2 ngày, phơi khô, sao vàng. Hàng ngày đun nước uống, liều lượng 10g khô/ngày.
13. Điều trị ho lâu năm
Đối tượng bị ho lâu năm, dùng vỏ dâu tằm và rễ cây tranh, dược liệu khô, lượng 10g. Cho vào sắc với 700ml uống trong ngày. Liên tục thực hiện khoảng 4-5 ngày tình trạng bệnh sẽ dứt.
14. An thai, chống động thai, ra huyết
Sắc nước uống từ tang ký sinh, ngải cứu, củ cây gai, cành tía tô mỗi thứ 12g. Ngày dùng 2 lần.
15. Làm đẹp da
Lá dâu được biết đến như một nguyên liệu làm đẹp da lý tưởng, nhờ vào thành phần chứa hoạt chất alpha – hydroxy axit. Chị em phụ nữ chỉ cần uống nước lá dâu, hay giã nát để đắp mặt giúp tẩy tế bào chất, đánh bay nám, tàn nhang, tái tạo, trẻ hóa da.
16. Trị tóc bạc, tóc rụng
Bài thuốc 1: Tóc rụng nhiều, lấy lá dâu tằm nấu cùng bồ kết để gội đầu.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị quả dâu tằm đã chín đen, ít hà thủ ô, ngâm với rượu uống giúp tóc đen óng, lâu bạc.
18. Trị bỏng
Tác dụng cây dâu tằm trong việc trị bỏng được thực hiện khá đơn giản. Bạn chọn những quả dâu chín tươi, vắt lấy nước cốt rồi bôi, rửa, đắp lên vết bỏng hàng ngày. Sau 1 tuần, vết thương nhanh hồi phục, lành lặn, không để lại sẹo.
19. Chữa bệnh hen suyễn
Các loại lá dâu tằm, lá cây thầu dầu, trấu tán nhỏ. Tiếp theo, thắng lấy mật, vo thành viên nhỏ bằng đầu đũa. Mỗi lần uống 1 viên với nước ấm, thời điểm tốt nhất trước bữa ăn khoảng 30 phút.
20. Bổ thận tráng dương
Ngâm các vị thuốc gồm: 150g tang phiêu tiêu, 150g ba kích tím, 100g thạch hộc, 100g đỗ trọng cùng 2 lít rượu trắng. 20 ngày trở nên là dùng được, ngày uống 1-2 ly nhỏ.
21. Chữa viêm tuyến vú ở phụ nữ
Dùng 1 nắm đọt dâu non giã nhỏ, đắp vào vị trí bị viêm nhiễm. Áp dụng liên tục một thời gian sẽ thấy tín hiệu tốt.
22. Làm tiêu sữa
Với những bà mẹ muốn cai sữa, chỉ cần đun lá dâu lấy nước uống sẽ làm tuyến sữa ngưng lại. Khi sữa không còn bé sẽ dễ bỏ bú. Cây dâu tằm làm mất sữa đã được nhiều mẹ đánh giá tích cực hiệu quả khi sử dụng.
Tuy tốt nhưng cây dâu tằm vẫn cần tránh dùng ở một số đối tượng nhất định
Những ai nên dùng cây dâu tằm
Cây dâu tằm có thể phù hợp cho nhiều người dùng khác nhau. Từ những người cơ thể bình thường, mong muốn nâng cao sức khỏe, làm đẹp da, đen tóc. Cho đến thể trạng suy yếu, thường xuyên mất ngủ, hoặc mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, yếu sinh lý, bị phù thũng, thận hư, cao huyết áp, tiểu đường, táo bón, bị ho…
Đối tượng không nên dùng cây dâu tằm
Chắc hẳn công dụng của cây dâu tằm đã hoàn toàn thuyết phục niềm tin ở bạn đúng không nào? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dù ít gây ra tác dụng phụ, nhưng ở một vài trường hợp dâu tằm không dành cho một số đối tượng như:
- Người cơ thể yếu, ho do lạnh, ho không đờm, có nóng sốt không nên dùng tang bạch bì.
- Với tang thầm, không thích hợp cho người bị đại tiện lỏng, tiêu chảy kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Người viên tiết niệu, mắc bệnh liên quan đến thận, bàng quang hay mộng tinh không sử dụng tang phiêu phiêu.
Tốt hơn hết, trước khi quyết định chữa bệnh bằng các bài thuốc từ cây dâu tằm, bạn nên nhận tư vấn bởi các chuyên gia am hiểu chuyên môn. Như vậy, vừa đảm bảo hiệu quả tối ưu, vừa tránh xảy ra rủi ro đáng tiếc.