Cây Cà Chua, tìm hiểu 18 tác dụng tuyệt vời của Quả Cà Chua

0
3198

Cà chua được xem là nhà máy dinh dưỡng cho sức khỏe bởi hàm lượng thành phần các vitamin và khoáng chất đa dạng trong loại quả này. Ngoài việc làm thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày còn được sử dụng như một bài thuốc quý với các tác dụng nổi trội như: cải thiện thị lực, giúp xương chắc khỏe, giảm lượng đường trong máu, tốt cho tim mạch, da tóc, móng, chữa bệnh huyết áp cao… Chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng cà chua sao cho phát huy tối đa các tác dụng của cà chua trong bài viết này.

Cà chua là cây gì

Còn được gọi với tên khác là là cà dâm, theo tiếng Pháp là tomate, tên khoa học là Lycoperiscum esculenium Mill và thuộc họ nhà Cà Solanaceae.

Cây Cà Chua, tìm hiểu 18 tác dụng tuyệt vời của Quả Cà Chua

Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chúng tiến hóa từ loài cây nhỏ quả màu xanh phổ biến ở vùng cao nguyên Peru, loại cà chua được thuần hóa đầu tiên là trái cây màu vàng, giống quả cà chua anh đào được trồng bởi người Aztec – khu vực miền trung Mexico.

Đặc điểm cây cà chua

Cà chua là cây thân thảo, sống theo mùa. Thân tròn và phân nhiều cành, lá dài phiến là xẻ lông chim, có răng cưa. Cây có hoa hợp thành những khóm thưa ở nách lá, cuống có lông cứng.

Quả cà chua có 3 ô, hạt dẹt, hình thận. Loài cây này có nhều biến đổi về hình thái, số lượng các thủy của đài tràng và bộ nhị có khi là 5,6 hoặc 7, cũng có khi là 8. Số lượng lá noãn theo đó cũng tăng lên nhiều.

Phân bố, thu hái và chế biến cà chua

Cà chua được trồng ở hầu hết các châu lục trên thế giới, mỗi năm ước tính khoảng 150 triệu tấn cà chua được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người.

Hiện nay có tới 7.500 giống cà chua được trồng để dùng cho các mục đích khác nhau, giống thuần chủng là phổ biến nhất vì chúng có hương vị ngon và tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời cho năng suất cao.

Ở Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà chua được trồng trên khắp các địa phương trong cả nước nên loại thực phẩm này luôn sẵn có quanh năm.

Cà chua chủ yếu được trồng để lấy quả, lá cây dùng làm thuộc và chiết xuất tomatin.

Thành phần hóa học của cà chua

Quả cà chua chứa 90% là nước, 4% glucid, 0.3% protid, 0.3% lipid, chứa nhiều các acid hữu cơ như oxalic, acid citric malic, các vitamin A, B1, B6, B2, E, K, C. Ngoài ra còn chứa glucose, fructose, surcose và keto-heptose, các nguyên tố vi lượng như phoostpho, magie, kali…
Đặc biệt cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hóa và calo, natri nên tốt cho tim mạch và giúp giảm cân hiệu quả.

Công dụng dược lý của cà chua

Chất lycopen trong cà chua được khoa học chứng minh có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa trong nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư vú, giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan đến tiểu đường.
Lycopen là chất mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung qua đường ăn uống, vì vậy cà chua được sử dụng như một thực phẩm thiết yếu trong các bữa ăn.

Cây Cà Chua, tìm hiểu 18 tác dụng tuyệt vời của Quả Cà Chua

Tác dụng của cà chua

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam, cà chua được sử dụng như nguồn rau quả trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên ngoài vị ngon và màu sắc hấp dẫn trong chế biến, cà chua có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, dưới đây là các tác dụng của loại cây này:

1. Làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa sớm

Thành phần lycopene trong cà chua chính là “chìa khóa” chống oxy hóa mạnh giúp làn da luôn được bảo vệ khỏi tác động của các tia UVa, UVb – một trong những kẻ thù gây nếp nhăn, nám, tàn nhang trên da.

Cách làm rất đơn giản chỉ cần uống sinh tố cà chua mỗi ngày 1 ly, sau bữa ăn khoảng 1h (không uống lúc đói) và đắp mặt nạ cà chua tươi tuần 2-3 lần để se lỗ chân lông và duy trì làn da đều màu, mịn màng như bạn mong ước.

2. Cải thiện thị lực cho mắt

Thành phần dinh dưỡng trong quả cà chua có chứa nhiều vitamin C, vitamimn A giúp tăng cường thị lực cho đôi mắt. Đặc biệt hàm lượng vitamin A cao trong quả cà chua làm giảm tình trạng điểm vàng thoái hóa sớm, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

Ngoài ra lutein và zeaxanthin là những hoạt chất duy trì đôi mắt sáng và giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh hay làm việc cường độ cao ngoài trời.

3. Phòng chống một số bệnh ung thư

Theo nghiên cứu gần đây đã chỉ ra ăn cà chua có khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, phổi, cổ tử cung, đại tràng, thực tràng, vòm họng, ung thư buồng trứng. Tác dụng này được phát huy tối đa khi kết hợp dầu oliu nấu với loại quả này.

4. Tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Trong cà dầm chứa rất ít carohydrate, do đó giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu, chất lycopene trong cà dầm bảo vệ thành mạch và thận – đây là những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên. Ngoài ra cà chua còn có Crom và chất xơ giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu ở mức ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cách làm: 150g dứa, 15ml nước cốt chanh, 150g cà chua. Cà chua và dứa rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút. Ép hai loại quả này lấy nước rồi hòa cùng với nước cốt chanh. Ngày uống 3-4 lần, cách này giúp giảm cân an toàn, phòng và chữa bệnh tiểu đường.

5. Giảm stress, cho bạn giấc ngủ ngon

Một người bình thường có thể sử dụng 200g cà chua mỗi ngày, có thể ăn sống, xay sinh tố cà chua hoặc sử dụng nấu ăn các món xào, hầm, hấp… Duy trì thực đơn có cà chua mỗi ngày giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn vì cà chua có chứa chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giải tỏa stress giúp cơ thể thư giãn thoải mái.

6. Trị táo bón, kích thích tiêu hóa

Cách làm: Lấy 150g táo tây, 200g cà chua, 100g chuối tiêu chín (khoảng nửa quả), 100g cải bắp, 1 quả chanh. Táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; cà chua rửa sạch thái miếng; bắp cải thái nhỏ; chanh vắt lấy nước cốt. Cho táo, cà chua và bắp cải ép lấy nước, sau đó cho thêm nước chanh vào quấy đều. Chuối tiêu bóc vỏ và đánh nhuyễn rồi trộn chung với hỗn hợp trên. Ngày uống 2-3 lần giúp tiêu hóa thức ăn tốt, chống tinh trạng táo bón khó chịu.

7. Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Ép 1kg cà chua với 100g đường trắng, sau đó đun sôi hỗn hợp lên để nguồi, ngày uống 2-3 lần. Loại thức uống này vừa thanh lọc cơ thể hiệu quả lại rất tốt cho người bị cao huyết áp.

8. Điều trị viêm gan mãn tính

Thịt bò 100g thái mỏng, cà chua 250g rửa sạch, thái miếng. Ướp thịt bò với gia vị cho vừa ăn, sau đó xào với cà chua, sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng chính là hỗ trợ chúc năng gan, kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Món này rất ngon và dễ làm, dễ ăn, hợp với khẩu vị của cả gia đình.

9. Trị chứng dạ dày cồn cào, đắng miệng

Trộn 15ml nước ép sơn tra (quả táo mèo) với 150ml nước ép cà chua rồi uống ngày từ 2-3 lần sẽ giảm được các chứng bệnh này.

10. Phòng chống tai biến, xơ vữa động mạch

Nguyên liệu gồm 20g rau cần, 500g cà chua và 1 quả chanh. Cà chua, rau cần rứa sạch, ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh vào, quây đều, uống ngày 3-4 lần. Loại nước này giúp giải khát, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, giảm mệt mỏi, bổ sung chất khoáng và phòng chống tai biến, xơ vữa động mạch.

11. Trị nhiệt miệng, trị chứng chảy máu chân răng

Ép 150g mía với 200g cà chua lấy nước, chia uống ngày 2-3 lần, hỗn hợp này giúp giảm tình trạng miệng khô, nhiệt miệng hay chảy máu chân răng.

12. Phòng chống hạ đường huyết

Ép 100g mướp đăng với 150g cà chua, chia uống ngày 2-3 lần giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, làm đẹp da, trị mụn và đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết.

13. Giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương

Trong cà chua có chứa nhiều vitamin K và canxi tốt cho xương, phòng chống loãng xương ở người cao tuổi.

14. Làm đẹp móng và tóc

Nhờ nguồn vitamin dồi dào và sắt, canxi trong cà chua, mái tóc của bạn sẽ bóng mượt nếu sử dụng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc sau khi gội đâu, để khoảng 5 phút và xả lại bằng nước ấm. Tuy nhiên cách làm này chỉ nên dùng tuần 1 lần vì tính axid của cà chua có thể làm khô tóc nêu bạn lạm dụng nó thường xuyên.

15. Bổ sung sắt cho người thiếu máu

Cà chua tươi gọt vỏ, thái miếng nhỏ rồi hòa với mật ong, ăn ngày vài lần, mỗi lần từ 1-2 quả sẽ giúp cung cấp sắt cho người bị thiếu máu.

16. Trị bỏng

Dùng cà chua tách vỏ, lấy phần ruột đắp lên chỗ bỏng, 30-1h thay một lần, cách này giúp giảm đau rát, làm mát và kích thích da màu hồi phục.

17. Hạ sốt

Lấy 200g cà chua thái lát, sắc uống trong ngày 2-3 lần. Hoặc có thể dùng 200ml nước ép dưa hấu trộn với 200ml nước ép cà chua, uống nhiều lần trong ngày giúp hạ sốt hiệu quả, giảm tình trạng mất nước.

18. Trị mụn nhọt

Dùng ngọn cây cà chua rửa sạch, vò nát thêm vài hạt muổi, đắp lên vết mụn nhọt rồi băng lại, ngày làm 3 lần cho đến khi khỏi.

Cây Cà Chua, tìm hiểu 18 tác dụng tuyệt vời của Quả Cà Chua

Những người không nên ăn nhiều cà chua

  • Người bị sỏi mệt, bị bệnh gout:Do lượng acid hữu cơ tương đối cao trong cà chua cùng lượng purin nên những người này không nên ăn nhiều cà chua.
  • Không ăn cà chua trong lúc đói:Nhựa phenolic và chất pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với acid ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nôn mửa hay đau bụng, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua thì càng cần phải cân nhắc.
  • Người bị viêm dạ dày, bị bệnh đại tràng cấp tính hay các bệnh thống phong, bị sỏi mật:những người này nếu sử dụng nhiều cà chua có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người sử dụng thuốc chống đông máu:Trong cà chua có chứa vitamin K có thể tác động đến hiệu quả của thuốc chống đông máu gây nguy hại cho người bệnh.

Vì là một thực phẩm tốt nên dùng cà chua để chế biến món ăn rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không nên sử dụng, và trong điều chế thuốc bạn đọc cần tìm hiểu kĩ và lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Xin cảm ơn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây