Cà Tím và 15 công dụng tuyệt vời chữa bệnh ít ai biết tới

0
3040

Cà tím thường được dùng trong các món bung hoặc nướng, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, cà tím còn được xem là cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Backhoa.net xin được tổng hợp lại những công dụng của loại cà này qua bài viết dưới đây.

Cà tím là gì

Cà Tím và 15 công dụng tuyệt vời chữa bệnh ít ai biết tới

Còn có tên gọi khác là cà dái dê, tên khoa học là Solanum melongena, thuộc họ Cà (Solanaceae).

Thuộc loại cây 1 năm, cao tới 40-155cm, thường có gai. Các lá lớn có thùy thô, dài 10-20cm, rộng 5-10cm. Hoa có màu trắng hoặc màu tía, tràng hoa năm thùy và các nhị hoa có màu vàng. Quả thuộc loại quả mọng, nhiều cùi thịt, đường kính tùy thuộc vào giống cây, nhỏ hơn 3cm ở cây mọc dại nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả có chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

Thành phần hóa học của cà tím

Cà tím có chứa các loại vitamin như: vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B6 và các khoáng chất như: sắt, canxi, mage, photpho, đồng, mangan, kali và là một nguồn rất tốt của chất xơ, folate, thiamin, niacin, axit pantothenic, magnesium. Chứa một lượng rất thấp chất béo bão hòa, cholesterol và natri. Cà tím còn chứa anthocyamins, flavonoid.

Cà Tím và 15 công dụng tuyệt vời chữa bệnh ít ai biết tới

Tác dụng của cà tím

1. Giảm cân

Cà tím chứa hàm lượng chất xơ cao giữ cho người ăn kiêng có cảm giác no lâu và không có nhu cầu nạp thêm calo từ các món ăn vặt.

2. Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp

Lấy 200g cà tím, 15g mã đề, 10g hành, 5g gừng, 10g tỏi, gia vị. Cà rửa sạch thái miếng. Phi thơm hành, gừng, tỏi rồi cho cà, mã đề vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn, mỗi ngày ăn 1 lần.

3. Chữa tiểu tiện ra máu

Lấy cà tím để nguyên cuống sắc lấy nước uống trong ngày.

4. Chữa viêm phế quản cấp tính

Dùng 500g cà tím cắt dọc dài trộn cùng 4 lát gừng tươi và 3 củ tỏi băm nhỏ thêm gia vị và đem hấp cách thủy.

5. Chống táo bón

Mỗi ngày lấy khoảng 100-200g cà tím chế biến thành các món ăn đơn giản trong bữa ăn cùng cơm.

6. Giảm huyết áp

Chế biến cà tím thành các món ăn chay trong bữa ăn hàng ngày.

7. Giảm mỡ, tiêu thực tan ứng

Lấy 1 con gà làm sạch, chặt miếng, 200g cà tím thái miếng, 15g sơn tra, 5g gừng, 10g hành. Phi thơm hành, gừng rồi cho gà vào xào xơ, sau đó đổ nước, cho cà và sơn tra vào, nấu chừng 30 phút, nêm gia vị vừa ăn.

Cà Tím và 15 công dụng tuyệt vời chữa bệnh ít ai biết tới

8. Giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư đại tràng, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất gây ra bệnh ung thư ruột kết. Theo ngiên cứu phát hiện ra rằng, lớp vỏ cà tím có chứa một lượng chất xơ nhiều hơn so với phần thịt cà. Vì vậy những ai muốn giảm nguy cơ phát bệnh ung thư đại tràng thì nên ăn cả lớp vỏ cà tím.

9. Giúp bỏ thuốc lá

Trong cà tím cũng có nicotin, 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vì vậy, khi thèm thuốc lá hãy ăn các món ăn từ cà tím để tránh độc hại.

10. Chống thiếu máu

Cà tím có nhiều sắt và cũng rất giàu đồng, một thành phần thiết yếu của các tế vào hồng cầu. Vì vậy cà tím là một sự lựa chọn lý tưởng chống lại bệnh thiếu máu.

11. Tốt cho xương

Cà tím chứa một lượng đáng kể chất sắt và canxi. Rất tốt cho những người có nguy cơ suy thoái xương và loãng xương. Ngoài ra, lượng kali trong cà tím giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

12. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Lượng carboyhydrate hòa tan thấp và hàm lượng chất xơ cao, cà tím có tác dụng điều chỉnh hoạt đọng của insulin và glucose trong cơ thể, từ đó kiểm soát được bệnh tiểu đường.

13. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Axit folic và folate là hai chất thiết yếu của bất kì chế độ ăn uống nào và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai, bảo vệ trẻ khỏi các khuyết tật thần kinh. Cà tím là thực phẩm giàu axit folic, vì vậy phụ nữ mang thai nên bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày.

14. Giảm cholesterol trong máu

Các hợp chất phenolic trong cà tím có chứa một lượng đáng kể các axit chlorogenic là một trong nhũng gốc tự do mạnh mẽ nhất được tìm thấy trong cơ thể. Axit chlorogenic làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và cũng như một loai kháng sinh kháng virus và chống ung thư.

15. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Cà tím phơi khô lấy nước uống có tác dụng giảm đau, chữa sưng khớp và viêm loét dạ dày,

Lưu ý khi dùng cà tím

  • Không ăn quá nhiều cà tím vì có thể gây độc: Solanine trong cà có tác dụng phụ là gây kích thích lên hệ hô hấp và gây mê. Dù có đun sôi chất này cũng không biến mất, vì vậy khi nấu nên cho thêm chút giấm để phân hủy solanine.
  • Không nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao: Vì cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng, cách ăn cà tốt nhất để giữ được dinh dưỡng là hầm hoặc ninh nhừ.
  • Nên ăn cả vỏ: Vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C có lợi cho sức khỏe.
  • Những người mắc bệnh hen suyễn, bệnh thận không nên ăn cà tím bởi có chứa lượng oxalate cao dễ gây nên sỏi thận.
  • Cà tím có tính hàn nên khi nấu có thể cho thêm một vài lát gừng. Những người đang tiêu chảy cũng nên tránh ăn nhiều cà.
Chúc các bạn thành cộng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây