Hãy cùng theo dõi ngay những thông tin hữu ích được bài viết này bật mí. Chắc chắn bạn sẽ biết được đặc điểm, tính năng trị bệnh và cách thức sử dụng nha đam sao cho hiệu quả, an toàn nhất.
Cây nha đam từ lâu đã được biết đến như loại mỹ phẩm mà tạo hóa thiên nhiên đã ban tặng cho con người, nên rất được chị em phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, công dụng nha đam còn được ghi nhận với khả năng chữa nhiều loại bệnh quan trọng cực kỳ hữu hiệu.
Mẹo trị bệnh từ cây nha đam
Dạ dày là một trong những căn bệnh thường gặp phổ biến hiện nay ở nhiều đối tượng khác nhau, gây ra bất tiện về sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Chính vì thế, những người mắc bệnh như chị L.N Hoa ở Thường Tín, Hà Nội luôn mong muốn kiếm tìm giải pháp tự nhiên khắc phục, thay thế cho thuốc tây tốn kém, hại người mà kết quả không mấy khả quan.
May mắn một lần, chị Hoa được đồng nghiệp mách bài thuốc bằng nguyên liệu từ nha đam và nghệ tươi hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu. Hàng ngày chị sắc nước uống gồm nha đam, nghệ vàng, cam thảo và da cẩm theo chỉ dẫn từ thầy thuốc đông y.
Chị hoa hay: “Tôi kiên trì thực hiện bài thuốc trong thời gian dài. Sau đó, tôi đi khám, đến bác sĩ cũng rất ngạc nhiên về tình trạng bệnh đã thuyên giảm đáng kể. Giờ đây, tôi không còn phải bận tâm đến các cơn đau dạ dày nữa, chuyện ăn uống cũng trở nên thoải mái, dễ dàng hơn”.
Thận trọng khi chữa bệnh bằng cây nha đam
Tác dụng của cây nha đam đã được nhiều bệnh nhân ghi nhận. Mặc dù vậy, không phải ai cũng thực sự tương thích.
Anh M.T Vinh ở Bình Dương, cũng sử dụng nha đam kết hợp nghệ tươi nhằm mục đích trị bệnh dạ dày. Nhưng lại bị dị ứng, khó thở, đau nơi vùng ngực và cổ họng nên được người nhà đưa đi cấp cứu khẩn cấp.
Bởi vậy, trước khi quyết định thử nghiệm, tốt hơn hết bạn nên nhận sự tư vấn chi tiết từ người có chuyên môn. Qua đó, xác định tình trạng cơ thể có thực sự phù hợp hay không.
Cây nha đam là cây gì
Cây nha đam được biết đến với tên gọi là cây lô hội, mang tên khoa học Aloe vera, thuộc chi lô hội, loại cây mà đông đảo chị em phụ nữ ưa chuộng lựa chọn làm đẹp.
Đặc điểm của cây nha đam
Nha đam là loại cây nhỏ, phần gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không cuống, mọc vòng sát nhau, màu sắc từ lục nhạt đến lục đậm. Lá cây mọng nước, mép có răng cưa như gai nhọn. Phát hoa nơi nách lá, nhiều hoa mọc rũ xuống, có thể dài đến 1m. Quả nang chứa nhiều hột.
Phân bố, thu hái, chế biến nha đam
Cây nha đam có xuất xứ từ châu Phi, quanh khu vực Ai Cập nói chung. Cách đây hơn 3000 năm về trước đã từng được nữ hoàng Cleopatra dùng để làm đẹp.
Ở Việt Nam, nha đam xuất hiện nhiều nơi khác nhau, bởi đặc tính rất dễ trồng nên hầu như có mặt tại các gia đình. Tùy thuộc vào từng mục đích, mà người ta sẽ lấy phần thịt để làm thực phẩm, nguyên liệu kết hợp các vị thuốc khác chữa bệnh hoặc dùng trực tiếp phần nhựa cây.
Thành phần hóa học cây nha đam
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cây lô hội chứa đến 12 loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể, gồm 200 thành phần dinh dưỡng, 18 loại axit hữu cơ cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Các hợp chất như aloe amodine, anthracene, ester, aloetic acid… chức năng làm chất kháng sinh, giảm đau, sát trùng tốt.
Công dụng dược lý của cây nha đam
Theo Đông y, nha đam vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chữa bệnh dạ dày, xương khớp, làm mát gan…
Tác dụng của cây nha đam
Ngày nay, nhờ sự phát triển khoa học, công nghệ hiện đại mà người ta đã tìm thấy nhiều công dụng của cây nha đam. Trong đó, đặc biệt phải kể đến tính năng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường đề kháng, chăm sóc da, chống lão hóa, chữa các vết thương bỏng, mẩn ngứa, côn trùng cắn, đặc bị bệnh ngoài da, phòng ngừa sỏi niệu…
Cây nha đam chữa bệnh gì
Việc nắm bắt các bài thuốc hình thành từ cây nha đam, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn sự bất ngờ. Do vậy, hãy theo dõi tiếp những thông tin dưới đây bạn nhé!
1. Chữa bệnh dạ dày
Các hợp chất trong cây nha đam có khả năng hạn chế tiết dịch vị dạ dày, nguyên nhân chính khiến tình hình bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Nhất là, thành phần enzyme như oxydaza, lypaza, catalaza… đóng vai trò phân hủy protein, thúc đẩy hấp thu catalase, cellulose nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng thời, chống lại sự tích tụ phần nước đã oxy hóa bên trong cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch. Vì thế, khi được sử dụng cây nha đam đúng cách sẽ giúp bệnh nhân đau dạ dày thuyên giảm những cơn đau.
Công dụng cây nha đam hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh dạ dày
Bài thuốc 1: Nha đam kết hợp mật ong
Cần có 5 nhánh nha đam, mật ong nguyên chất 500ml. Trước hết, bạn rửa sạch nha đam, tách lấy phần thịt, đem rửa qua nước sạch cho bớt nhớt, thái thành từng miếng nhỏ, xay nhuyễn rồi trộn cùng mật ong.
Xay nguyên liệu lần nữa cho nhuyễn, bỏ vào lọ thủy tinh, cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần pha chế 30ml hỗn hợp với nước ấm để uống trước bữa ăn khoảng 10 phút, ngày áp dụng 2-3 lần.
Bài thuốc 2: Nha đam và nghệ
Bạn chuẩn bị 2 nhánh nha đam, 6g cam thảo, 20g nghệ vàng, 20g dạ cẩm. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc cùng 3 chén nước, đun sôi 5-7 phút tắt bếp. Lấy nước uống hàng ngày, thời điểm trước khi ăn khoảng 10 phút, chia đều 3 lần sáng, chiều, tối.
Bài thuốc 3: Trường hợp bị viêm loét dạ dày, tác dụng cây nha đam phát huy trọn vẹn giá trị khi người dùng uống nhựa nha đam tươi. Cứ vài giờ, bạn uống 1 muỗng khi bụng còn đói sẽ nhanh chóng làm lành vết loét, liều lượng 40mg>
Người bị bệnh khớp cải thiện đáng kể tình hình khi dùng lô hội
2. Chữa bệnh khớp
Bài thuốc 1: Lô hội rửa sạch, gọt phần vỏ lá xanh, lấy thịt trắng bên trong xay nhuyễn, chắt gel, bôi lên vị trí khớp bị viêm, sưng tấy (nên kiểm tra về mức độ dị ứng thành phần dược liệu trước khi dùng). Bạn nhanh chóng cảm nhận sự dịu mát, đẩy lùi các cơn đau nhức.
Bài thuốc 2: Hàng ngày, người bị bệnh khớp có thể uống 1 ly nước ép nha đam. Nếu cơ thể phản ứng tốt, tăng tuần suất lên 2 ly/ngày, muốn dễ uống cho thêm chút mật ong. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh giảm đi tác dụng thuốc khớp đang sử dụng.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị ly nước ép nha đam, thêm 1 thìa café táo, vài lát gừng, khuấy đều. Kiên trì thường xuyên để thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc 4: Lấy 2 thìa gel lô hội, trộn cùng 8-10 giọt tinh dầu bạc hà để thoa lên các khớp bị đau nhức, tiến hành massge nhẹ nhàng trong vài phút giúp làm mát. Tiến hành thường xuyên trong ngày cho đến khi hết triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
Bài thuốc 5: Làm ấm gel nha đam, thêm 1 thìa café bột nghệ, khuấy đều. Dùng bôi lên vùng khớp sưng đau, băng quấn quanh duy trì nhiệt. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày, đến khi triệu chứng biến mất.
3. Trị bệnh ngoài da
Công dụng cây nha đam tươi làm săn da, thu nhỏ lỗ chân lông nên chỉ cần dùng gel thoa lên vị trí da mụn, nám, tàn nhang… sẽ cải thiện tình trạng.
Nha đam tươi trở thành người bạn đồng hành lý tưởng của làn da
4. Chống mỏi mắt
Chỉ cần dùng một nhánh nha đam, gọt lớp vỏ xanh bên ngoài, dùng phần thịt đắp lên vùng quanh mắt mỗi tối trước khi đi ngủ.
5. Chữa rụng tóc
Chất nhờn của lá lô hội bạn lấy thoa lên đầu, chú trọng vào khu vực tóc rụng nhiều. Đợi nhựa khô, sau khoảng 2-3 giờ đồng hồ mới gội sạch lại. Áp dụng 6 tháng trở nên để tóc mới mọc trở lại.
6. Đối với đôi môi nứt nẻ
Vào mùa hanh khô, đôi môi nứt nẻ luôn thường trực. Đừng quá lo lắng, bạn hãy dùng nhựa nha đam bôi lên môi sẽ lấy lại được sự căng mọng.
7. Trị mụn
Bài thuốc 1: Ngay khi nhận thấy nốt mụn xuất hiện trên mặt, để ngăn chặn quá trình phát triển, bạn chỉ cần bôi phần gel lên đó.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 500ml nước cốt nha đam, 20 ml mật ong để trộn đều, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần uống 3 muỗng canh trước bữa ăn, ngày chia 3 lần.
Bài thuốc 3: Khi vo gạo xong, bạn để nước lắng, lấy phần bên trên, đồng thời nạo lấy nhựa nhớt bên trong cây nha đam (liều lượng bằng nhau). Trộn đều hai thứ lại với nhau, buổi tối trước khi đi ngủ bạn lau sạch mặt, thoa dung dịch lên đều khắp, đến sáng rửa lại với nước ấm.
8. Trị nguyệt san thất thường
Nếu bạn đang gặp rắc rối về vấn đề này, hãy khắc phục bằng cách nấu nước lô hội, cho thêm chút đường tạo thành siro. Uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần để cải thiện tình hình.
9. Chữa đau bụng kinh
Nha đam, rễ củ gai mỗi loại 20g; nghệ đen, tô mộc mỗi thứ 12g; cam thảo 4g. Cho tất cả vào sắc nước uống 2-3 lần mỗi ngày.
Nước lô hội độc vị, hoặc kết hợp thảo dược phù hợp từng loại bệnh
10. Trị bệnh xơ gan cổ chướng
Từ một nắm lô hội, bạn đem gọt phần gai hai bên lá, thêm chút mật ong nguyên chất, cho tất cả vào máy xay sinh tố để xay. Lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 20ml (trước bữa ăn 15 phút). Sau thời gian liên tục duy trì, tình hình bệnh có những tín hiệu tích cực.
11. Trị ho
Bài thuốc 1: Ho có đờm dùng 200g lô hội, lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch chất dính, sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Sắc nước uống bằng 12-20g hoa lô hội khô để uống, trị ho khạc ra máu.
12. Chữa đau đầu, chóng mặt
Bạn dùng nha đam, lá dâu mỗi thứ 20g, hoa đại 12g, đun nước uống ngày 2-3 lần.
13. Cải thiện tiêu hóa kém
Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sắc nước uống 2-3 lần/ngày.
14. Trị tiểu đục
Giã nát 20g lô hội tươi, thêm 30 hạt đạm qua tử nhân. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
15. Điều trị ung thư đại tràng
Quá trình nghiên cứu cây nha đam có tác dụng gì, người ta còn phát hiện ra khả năng ức chế ung thư đại tràng. Theo đó, bài thuốc hình thành với sự góp mặt của 20g nha đam, 15g chu sa, dùng rượu làm viên. Ngày uống 4g cùng rượu.
16. Chữa u não
Nha đam, thanh đại, đại hoàng mỗi thứ 15g, đường quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g; hoàng liên, hoàng cầm, mộc hương mỗi vị 6g, hoàng bá 4g, xạ hương 2g. Tán bột nguyên liệu, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 8-12g.
Những ai nên dùng cây nha đam
Cây nha đam phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt là người bị đau dạ dày, gặp vấn đề về xương khớp, người bị mọc mụn rụng tóc nhiều. Thậm chí, những ai thường xuyên đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, bị ung thư, u não… cũng được khuyến khích dùng lô hội để cải thiện tình trạng.
Nên có sự tham khảo từ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng lô hội
Đối tượng không nên dùng cây nha đam
Tác dụng của cây nha đam thực sự khiến chúng ta bất ngờ phải không nào? Mặc dù đem đến không ít lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên, hoặc phải thận trọng nếu quyết định sử dụng.
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không uống nước ép nha đam vì có thể bị kích thích cơn co thắt tử cung, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh, sảy thai.
Tiêu thụ quá nhiều nha đam có thể khiến cơ thể sản sinh lượng lớn adrenaline, làm giảm nồng độ kali, gây rối loạn nhịp tim nên không được khuyến cáo cho trẻ em, người cao tuổi.
Người bị bệnh trĩ nếu dùng nha đam có lẫn nhựa cây sẽ kích thích đại tràng, gây tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Tương tự người mắc bệnh lý về thận dùng lô hội liều cao, kéo dài tăng khả năng suy thận.
Những ai đang điều trị hạ đường huyết, bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc từ nha đam. Bởi một số thành phần của cây làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc giảm insulin cơ thể.
Hy vọng qua với bài viết trên đây bạn đã bỏ túi được cho thông tin hữu ích để lựa chọn, sử dụng cây nha đam một cách hợp lý, hiệu quả nhất.