Ăn lá Tía Tô trước khi tiêm phòng có hạ sốt cho con không?

0
3069

Vậy thực hư ra sao, chúng ta sẽ cùng Backhoa.net tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng là mẹo của các mẹ ngày xưa áp dụng để trị sốt và giảm sốt cho con. Với cách làm này, có nhiều người bảo không có tác dụng, nhưng cũng có một số mẹ bảo rất hiệu quả.

Tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng

Như chúng ta biết, trẻ em bạn nào cũng phải trải qua giai đoạn tiêm chủng để phòng ngừa các loại bệnh như ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm màng não, viêm phổi,… Nhất là trong giai đoạn 2 năm đầu đời là rất quan trọng.

Ăn lá Tía Tô trước khi tiêm phòng có hạ sốt cho con không?

Tuy nhiên, sau mỗi lần tiêm trẻ thường bị sốt, đau và sưng đỏ chỗ tiêm, quấy khóc, ăn và ngủ kém. Nhất là đối với mũi 5 trong 1. Theo các bác sĩ, đó là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau từ 1-3 ngày.

Nguyên nhân sốt sau tiêm là do mũi 5 trong 1 chứa thành phần ho gà trong vắc xin ComBE Five và Quinvaxem. Ho gà này thuộc loại toàn tế bào, nghĩa là vắc xin được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường rồi làm chết bằng nhiệt độ.

Do được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên có thể gây ra nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các phản ứng này chủ yếu ở mức độ nhẹ, các bố mẹ không nên quá lo lắng.

Tham khảo bài viết: 4 Tác dụng của Lá Tía Tô với trẻ sơ sinh các mẹ cần biết

Thực hư chuyện dùng lá tía tô trước khi tiêm phòng giúp hạ sốt cho bé

Ăn lá Tía Tô trước khi tiêm phòng có hạ sốt cho con không?

Về việc ăn hoặc uống lá tía tô trước khi tiêm phòng, nhiều mẹ bảo không có tác dụng, nhưng cũng không ít mẹ đã áp dụng và rất hiệu quả. backhoa.net cho rằng đó là do cơ địa của người mẹ có phù hợp không, và tùy vào thể trạng của từng bé.

Cụ thể là trường hợp của chị Ngọc sống tại Ninh Bình, có con 8 tháng tuổi thường xuyên bị sốt sau mỗi lần đi tiêm. Được mọi người mách dùng lá tía tô, chị làm theo và kết quả thu được rất tuyệt vời. Bé không còn sốt như trước nữa, và mỗi lần sốt là thì nhẹ hơn và thời gian ngắn hơn.

Do là mẹ dùng trực tiếp tía tô, rồi cho con bú nên rất an toàn. Các bố mẹ hoàn toàn yên tâm thử áp dụng xem hiệu quả đến đâu nhé.

Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng

Trước khi con đi tiêm phòng 2 ngày, các mẹ nên lấy một nắm lá tía tô nhai sống hoặc để dễ ăn thì kèm cùng các món khác như thịt, cá,… Sau đó cho con bú càng nhiều càng tốt.

Hoặc có thể dùng tía tô nấu canh ăn cũng là một cách hay, ăn theo cách nào cũng được miễn là các mẹ tiêu thụ vào người là ok.

Ăn cả 1 ngày trước khi tiêm và trong ngày đi tiêm nhé ạ, chú ý chỉ cho con tiêm sau ít nhất 30 phút bú. Vì cho con tiêm ngay có thể khiến bé bị nôn trớ.

Ăn lá Tía Tô trước khi tiêm phòng có hạ sốt cho con không?

Uống lá tía tô trước khi tiêm phòng

Cây Thuốc Dân Gian xin chia sẻ một số cách dùng thuốc nam tía tô sau, tùy vào trường hợp của bản thân mà các mẹ lựa chọn cho phù hợp nhé.

Đối với trẻ bú mẹ:

Cách 1: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố. Chắc lấy nước cốt uống. Hơi khó uống chút vì tía tô có mùi hăng, nếu không chịu được thì các mẹ có thể lựa chọn cách tiếp theo.

Cách 2: Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn hoặc để nguyên lá. Cho vào nồi, thêm nước vào nấu sôi vài phút. Chắt lấy lá uống.

Hai cách này áp dụng từ trước khi đi tiêm.

Đối với trẻ uống sữa công thức:

Các mẹ giã khoảng 20g lá tía tô, chắt nước cốt, pha thêm chút nước ấm, cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 2.5ml (tương đương nửa muỗng cà phê).

Cách này cho cả trước và sau khi đi tiêm mà trẻ bị sốt. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích các mẹ cho trẻ uống trực tiếp như thế này. Bởi vì, có một số bé cơ địa không phù hợp có thể dị ứng với thành phần của tía tô.

Tham khảo bài viết: Rửa lá tía tô để sinh con trai có hiệu quả không

Những lưu ý khi ăn tía tô trước khi tiêm phòng

  • Khi bé bị sốt ra mồ hôi, các mẹ cần dùng khăn mềm lau sạch cho con. Cố gắng giữ cho cơ thể bé được thoáng mát, vì mồ hôi để lâu có thể gây cảm lạnh.
  • Sau khi tiêm phòng, vẫn nên tiếp tục duy trì dùng tía tô thêm 1 ngày nữa để hiệu quả hạ sốt được tốt hơn.
  • Đối với những bé có biểu hiện dị ứng với tía tô thì không nên tiếp tục dùng nữa.

Ngoài dùng tía tô, các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu con sốt quá thì dán miếng hạ sốt lên trán, trường hợp dai dẳng kéo dài thì nên đưa bé đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Chúc các bạn thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây