5 bước cần thực hiện trước khi quyết định nên đầu tư hay tiết kiệm

0
402

Đầu tư là một phương pháp để tối đa hóa khoản tiết kiệm của bạn, chuẩn bị cho các mục tiêu tài chính dài hạn. Cả đầu tư và tiết kiệm đều quan trọng trong quản lí tài chính cá nhân.

Hầu hết chúng ta đều có một khoản thu nhập cố định và căn cứ vào mức chi tiêu, các mục tiêu tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn để quyết định xem nên đầu tư hay tiết kiệm. Tiết kiệm là một giải pháp an toàn nhưng không sinh lời hoặc lợi nhuận rất thấp. Trong khi đó, đầu tư mang lại lợn nhuận lớn nhưng có bản chất mạo hiểm, cần phải thận trọng khi ra quyết định.

Chuyên gia kế hoạch tài chính Phuong Luong, người sáng lập của công ty tư vấn Just Wealth (Mỹ) đã chia sẻ những bước cần thức hiện trước khi quyết định nên đầu tư hay tiết kiệm trên Business Insider. Bà khẳng định rằng các bước này có thể áp dụng cho tất cả mọi người, ở tất cả giai đoạn nào của cuộc đời ngoại trừ những người đã về hưu với số tài sản lớn.

Những bước cần thức hiện trước khi quyết định nên đầu tư hay tiết kiệm

1. Kiểm tra nền tảng của bạn

Có một vài điều cần được xác định trước khi bạn nên bắt đầu đầu tư, bà Luong nói rằng: “Xây dựng một nền tảng tài chính mạnh mẽ bao gồm có một quỹ khẩn cấp lành mạnh và trả hết nợ lãi suất cao hoặc nợ thẻ tín dụng là bước đầu tiên mà mọi người cần thực hiện”. Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp, hãy chuyển sang bước 2 còn nếu đã có, hãy chuyển sang bước 3.

2. Xây dựng quĩ khẩn cấp

5 bước cần thực hiện trước khi quyết định nên đầu tư hay tiết kiệm

Chuẩn bị quĩ khẩn cấp là hành động cần thiết trước khi quyết định bước tiếp theo có nên đầu tư không.

Một quĩ khẩn cấp “lành mạnh” bao gồm ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt được tiết kiệm bằng tiền mặt, mặc dù trong thời kì khó khăn hậu COVID-19, các chuyên gia tài chính có thể khuyến nghị chúng ta tiết kiệm nhiều hơn thế, từ 6 tháng trở lên.

“Nếu bạn không chắc chắn mình cần tiết kiệm bao nhiêu trong quỹ khẩn cấp thì hãy theo dõi chi phí của bạn trong vài tháng để xem cuộc sống của bạn thực sự tốn bao nhiêu tiền”, bà nói.

Theo bà, số tiền trong quĩ khẩn cấp không chỉ để bạn lo cho bản thân mình mà còn hữu ích trong trường hợp cần giúp đỡ bạn bè, người thân. Quĩ khẩn cấp là một nền tảng an toàn giúp bạn tự tin hơn khi ra quyết định đầu tư.

3. Đầu tư vào một kế hoạch nghỉ hưu

Sau khi bạn đã trả hết nợ lãi suất cao và thiết lập một khoản tiết kiệm, hãy bắt đầu đầu tư vào kế hoạch nghỉ hưu của mình, đừng bỏ qua vì nghĩ hiện tại vẫn là quá sớm để chuẩn bị. Về cơ bản, bạn có thể bắt đầu bằng cách đóng bảo hiểm xã hội ngay hôm nay, đóng liên tục theo qui định của Luật Lao động để đảm bảo bạn sẽ nhận được một khoản lương hưu sau khi nghỉ làm. Trên thực tế, kế hoạch nghỉ hưu là một kế hoạch tài chính dài hạn, một khoản đầu tư an toàn.

4. Đánh giá các mục tiêu ngắn hạn của bạn

Nếu bạn vẫn còn tiền mặt có sẵn vào cuối mỗi tháng, sau khi đã để tiết kiệm và chi tiêu, hãy nghĩ về mục tiêu tài chính của bạn. Phân tách các mục tiêu của bạn thành hai loại chính: Ngắn hạn cho các dự định diễn ra trong vòng 5 năm và dài hạn cho các dự định diễn ra từ 5 năm trở lên kể từ bây giờ. Những mục tiêu này có thể là bất cứ điều gì từ tích lũy một khoản thanh toán mua nhà hoặc bắt đầu kinh doanh.

Chuyên gia tài chính cho rằng bạn không nên đầu tư nhiều tiền cho các mục tiêu ngắn hạn, tốt nhất là giữ nó dưới dạng tiện mặt hoặc trong tài khoản tiết kiệm để nhận một khoản lãi nhỏ hàng tháng.

5. Đầu tư cho các mục tiêu dài hạn

Trong điều kiện bạn vẫn còn tiền sau khi xem xét và thực hiện tất cả các bước trên thì hãy bắt tay vào khám phá các phương pháp để đầu tư, phục vụ cho các mục tiêu tài chính dài hạn. Trước khi bạn đầu tư vào tài khoản môi giới – nghĩa là tài khoản đầu tư chịu thuế – điều quan trọng là phải xem xét bạn đang đầu tư với mục đích gì, sau đó quyết định chơi cổ phiếu hay bất động sản, v.v., phân tích mức độ rủi ro của chúng trước khi thực sự chi tiền.