27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

0
2181

Mang thai tác động rất nhiều tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bất cứ khi làm việc gì, bạn cũng phải nghĩ cho em bé của mình trước tiên.

Cân nhắc lại những thói quen sinh hoạt mà Parenting nêu ra:

Làm đẹp và vệ sinh thân thể

1. Cắt sửa móng tay ngoài tiệm?

Bạn có thể cắt sửa móng tay ngoài tiệm nhưng nên mang theo dụng cụ riêng của mình (kìm cắt móng, cắt khóe, giũa móng…) để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh xa những tiệm làm móng sử dụng mùi thơm hóa chất quá nặng, bạn hãy tìm những nơi thoáng mát để không hít phải nước hoa. Nếu bạn tự làm móng ở nhà, hãy giũa móng ở nơi thông thoáng (như ở gần cửa sổ).

2. Nhuộm tóc?

Tất cả những tài liệu nghiên cứu cho rằng, nhuộm tóc trong thai kỳ là an toàn (không có dữ liệu chứng minh mối liên quan giữa nhuộm tóc và nguy cơ sinh non, sẩy thai) nhưng tốt nhất bạn nên đợi cho qua quý đầu tiên, khi em bé của bạn đã bám khá vững chắc vào dạ con và ít chịu ảnh hưởng từ các hóa chất nhuộm tóc hơn.

27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

3. Ngâm mình trong nước nóng, xông hơi?

Hoàn toàn không nên vì nhiệt độ quá cao của nước và hơi nước sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng bạn.

Nếu bạn muốn tắm bồn, hãy để nhiệt độ không quá 37,5ºC.

4. Tắm suối nước nóng?

Cũng tương tự như khi tắm bồn, hãy lưu ý nhiệt độ của nước nhỏ hơn 37,5ºC.

5. Xoa bóp bằng dầu thơm?

Tốt nhất là không nên. Vì một số thảo dược bị nghi ngờ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như: thì là, húng quế, cỏ xạ hương và chất nhựa thơm.

6. Massage cơ thể?

Trước khi sinh, bạn có thể massage. Bạn hãy chọn cách nằm thoải mái nhất cho mình và em bé. Kê một cái gối làm đệm ở phía bên trái hoặc sử dụng loại bàn có lỗ ở giữa vừa với cái bụng bầu của bạn (khi bạn nằm sấp).

Một vài chuyên gia cho rằng không nên massage trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế trước tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Bạn nên thận trọng với massage chân vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

7. Điều trị mụn trứng cá?

Tránh các loại thuốc có chứa Rein-A, acid salicylic và những thuốc đắp trị mụn khác. Kem có thành phần acid glycolic hay azelaic cũng tốt nhưng trước hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Thể dục, thể thao

8. Đi bộ?

Đi bộ rất tốt cho việc mang thai và sinh nở nếu bạn không mắc nguy cơ sinh non, tiền sản giật, bong nhau và bị chảy máu một cách bất thường.

9. Tập Yoga?

Tập Yoga có thể rất có ích khi mang thai. Môn thể dục này giúp cơ thể và tâm trí bạn được trấn tĩnh. Nên tham gia các lớp Yoga dành cho thai phụ trước khi sinh nhưng lưu ý một số tư thể Yoga có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (tư thế lưng sẽ giảm lượng máu lưu thông tới thai nhi, tư thế xoay ngược nên tránh vào quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ).

27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

10. Luyện tập Aerobic?

Tim đập mạnh và nhanh kéo dài do luyện tập quá sức sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao. Hãy tập một cách vừa phải, kết hợp với nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

11. Đi xe đạp?

Nếu bạn tập với một chiếc xe đạp được gắn cố định ở một chỗ thì được (loại xe dành cho người tập thể dục thể thao). Không nên đạp xe đi đâu xa vì đạp xe lâu có thể khiến bạn mất thăng bằng và rủi ro khi bị ngã là điều không ai mong đợi.

Thức ăn và đồ uống

12. Đồ uống có cồn?

Lượng cồn bao nhiêu là an toàn cho thai nhi hiện chưa được xác định. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy tránh những loại đồ uống này.

13. Thuốc lá?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, bong nhau và sinh thiếu cân. Bạn cần tránh hút thuốc bị động (hít phải khói khi người khác hút thuốc) càng nhiều càng tốt.

14. Sử dụng lò vi sóng?

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bạn không nên dùng lò vi sóng trong khi mang bầu, tuy nhiên mẹ bầu nên đứng xa lò vi sóng trong lúc nó đang hoạt động.

15. Ăn thủy – hải sản?

Cá: Cá biển chứa một lượng thủy ngân có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi. Cá nuôi có thể chứa hàm lượng chì (gây ung thư) và một số chất độc khác. Vì thế, với những loại cá như: cá hồi tự nhiên, tôm, cá bơn, cá chỉ vàng, một tuần bạn nên dùng khoảng hơn 3 lạng.

Bạn có thể dùng một ít cá hồi đóng hộp; tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu lớn, hải sản đông lạnh và cá hồi thịt trắng.

– Cá ngừ: dùng không quá 1,7 lạng một tuần.

– Sò và tôm: khi nấu chín sẽ giảm được lượng thủy ngân.

– Gỏi (thịt, cá sống) và các món tái?

Một số thực phẩm ăn sống sẽ gây ra bệnh nhiễm khuẩn listeria (gây sẩy thai, viêm não và nhiễm trùng huyết), bệnh vi khuẩn xanmon (gây tiêu chảy) và những bệnh nguy hiểm khác.

27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

16. Xúc xích?

Bạn nên nấu hoặc hấp chín xúc xích trước khi ăn.

17. Phômai?

Các thực phẩm làm từ sữa chưa qua tiệt trùng hoặc nấu chín có thể gây bệnh nhiễm khuẩn (như khuẩn listeria, xanmon…) và một số căn bệnh khác. Ăn phômai cứng thì được nhưng tránh dùng các loại phômai chưa tiệt trùng.

18. Bơ lạc?

Không có bằng chứng nào về việc ăn lạc gây ra dị ứng lạc cho đứa con tương lai của bạn. Tuy nhiên nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

19. Uống cafe và các đồ uống chứa caffeine khác?

Chất caffeine có thể thâm nhập qua nhau thai và ảnh hưởng tới tim cũng như sự hô hấp của thai nhi, vì thế hãy hạn chế. Dùng không quá 300mg caffeine một ngày.

20. Trà thảo dược?

Nhiều loại trà thảo dược không an toàn cho thai phụ, tốt nhất là bạn hãy dùng trà xanh hoặc trà đen có thêm hương vị.

21. Đường hóa học?

Đường hóa học không gây hại cho thai nhi. Nhưng một số chuyên gia vẫn cảnh báo không nên dùng. Cố gắng sử dụng những loại đồ uống lành mạnh như nước và nước ép trái cây.

22. Thuốc men

Nếu bạn có bệnh thực sự và cần phải điều trị, hãy đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận. Tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi.

27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu

Một số vấn đề liên quan khác

23. Các sản phẩm tẩy rửa?

Các bà mẹ mang thai có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm tẩy rửa (bao gồm cả chất tẩy trắng). Nhưng nhớ giặt giũ ở nơi thoáng khí, đeo găng tay cao su để bảo vệ da bạn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tránh trộn lẫn các loại hóa chất, như amoniac và chất tẩy trắng (gây phản ứng sinh khí độc).

24. Sơn phòng?

Hãy để người khác làm việc này giúp bạn và hạn chế đi vào khu vực đang sơn để tránh các loại hóa chất có thể gây độc hại.

25. Đánh bóng đồ gỗ?

Cũng tương tự như với việc sơn phòng, nhờ người khác đánh bóng giúp bạn hoặc để công việc này lại sau khi sinh con.

26. Dọn dẹp chỗ nằm của mèo?

Phân mèo có thể truyền bệnh toxoplasma – một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra khuyết tật ở thai nhi.

27. Du lịch bằng máy bay?

Cho tới tuần thứ 35 bạn vẫn được phép đi những chuyến bay quốc tế, tuần thứ 36 với chuyến bay nội địa… Những chuyến đi vào quý thứ hai của thai kỳ sẽ dễ chịu hơn vì lúc ấy thường bạn ăn rất ngon miệng.

Khi bay, bạn nên ngồi sát lối đi để thuận tiện cho việc đi vệ sinh, hay phải đứng lên cho đỡ mỏi và đừng quên mang theo sổ theo dõi thai.
Theo Trí thức trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây